Một số so sánh giữa hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam và hòa giải nhân dân Trung Hoa
03/03/2021
Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của hòa giải cơ sở là đáp ứng nhu cầu giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội, đồng thời giảm bớt các vụ việc phải đưa lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, từ đó, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân và kế thừa, tiếp tục phát triển các chế định về hòa giải cơ sở phù hợp, ngày 20/6/2013, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở.
“Phòng, chống đại dịch Covid-19: Trách nhiệm của nhà nước, bổn phận của công dân”
02/03/2021
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rộng khắp thế giới nói chung và tới Việt Nam nói riêng. Vì vậy, việc xác định rõ trách nhiệm của nhà nước và bổn phận của công dân trong việc phòng, chống đại dịch này là hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch hiệu quả. Để làm rõ được vấn đề này, bài viết tập trung làm rõ các nội dung sau: Cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống đại dịch; Mô hình quản trị nhà nước tốt trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam; Thực tiễn trách nhiệm của hệ thống chính trị, trách nhiệm của Nhà nước, bổn phận của công dân trong phòng, chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam; Một số giải pháp thúc đẩy trách nhiệm của Nhà nước, bổn phận của công dân trong phòng, chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam.
Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật
30/10/2020
Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở Việt Nam đã và đang ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đề ra như một nhiệm vụ rất quan trọng. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi tính tối thượng của luật, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ này, PBGDPL được coi là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia công tác PBGDPL.
Đa dạng hóa các hình thức đưa pháp luật đến khu vực biên giới, hải đảo
17/10/2020
Miền núi cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo là những địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiệu số. Đây là những vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng của đất nước. Từ các chính sách quan tâm, đầu tư cho vùng đặc biệt quan trọng này, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng ưu tiên đầu tư, phát triển đưa kinh tế - xã hội phát triển và đời sống Nhân dân nơi đây cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin, kiến thức pháp luật của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế, do đó tình trạng người dân vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết pháp luật vẫn còn xảy ra. Đặc biệt là tuyến biên giới đất liền, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mặt bằng dân trí thấp, trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế thì tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến hơn.
Giới thiệu một số mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả trên địa bàn tỉnh Long An
08/05/2020
Năm 2019, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của tỉnh Long An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật cả về hình thức lẫn nội dung, góp phần quan trọng đưa chủ trương, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống. Nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật được nâng lên. Người dân được thông tin pháp luật, có ý thức tự chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quy định trách nhiệm của Tòa án; hòa giải viên trong dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
17/02/2020
Hòa giải là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội; hòa giải thành công sẽ giúp cho việc giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội một cách bền vững nhất, bởi vì hòa giải là phương pháp giải quyết mâu thuẫn với cách thức thực hiện thân thiện, đồng thuận, đề cao sự chia sẽ, đặt lợi ích tinh thần lên trên lợi ích vật chất, kết quả hòa giải thành sẽ được các bên tự nguyện thi hành.