Liên kết website

Hòa giải ở cơ sở khi mở rộng áp dụng xử lý chuyển hướng người chưa thành niên vi phạm pháp luật 10/09/2018

Mặc dù là một khái niệm mới xuất hiện gần đây, khoảng từ cuối đến giữa thập kỷ 80 của thế kỳ XX nhưng thực tiễn thời gian qua cho thấy xử lý chuyển hướng người chưa thành niên vi phạm pháp luật là biện pháp có tính khả thi và được ủng hộ chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, có thể thực hiện trên cơ sở kết hợp với việc bảo đảm an toàn cho cộng đồng một cách có hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở - từ góc độ tuyên truyền, phổ biến pháp luật 31/08/2018

Trong tình hình hiện nay, việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân ngày càng được coi trọng. Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trọng đời sống xã hội, đồng thời nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân, ngày 25/5/2017, Chính phủ đã ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021. Tại điểm d mục 5 Phần III của Chương trình về đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đã nhấn mạnh về việc hướng mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở, lồng ghép với hòa giải ở cơ sở,... Vấn đề đặt ra là giữa hòa giải ở cơ sở và phổ biến, giáo dục pháp luật có mối tương quan như thế nào hay nói cách khác là cơ sở nào để hòa giải ở cơ sở được trở thành một trong các hình thức đổi mới phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay?

Luận bàn về phạm vi hòa giải ở cơ sở 01/08/2018

Hòa giải ở cơ sở là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, hoạt động vì mọi người trên nền tảng đạo đức xã hội và pháp luật, nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ cơ sở trên cơ sở tự nguyện của các bên, qua đó góp phần ổn định trât tự, an ninh từ cơ sở. Đây là hoạt động mang đậm tính nhân văn, đã được thể chế hóa thành pháp luật. Hiện nay, để điều chỉnh hoạt động này, Quốc Hội đã ban hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013. Luật này ra đời là một bước tiến quan trọng cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, đó là hoạt động mà hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định.

Tiếp cận thông tin: Những bài học kinh nghiệm từ Cộng hòa Pháp 21/06/2018

Trong hai ngày 12-13/6/2018, Bộ Tư pháp đã tổ chức buổi “Tọa đàm về kinh nghiệm của Pháp trong việc cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước”. Chủ trì buổi tọa đàm có bà Nguyễn Thị Hạnh- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, ông Nguyễn Hữu Huyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp Tác quốc tế, bà Laurence Mézin – Tùy viên hợp tác, Cán bộ phụ trách tư pháp – pháp lý – quản trị của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, chuyên gia của Pháp về tiếp cận thông tin – ông Nicolas Polege. Tham dự buổi tọa đàm còn có đại diện của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, đại diện pháp chế một số Bộ, ngành trung ương và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

Một vài ý kiến góp ý hoàn thiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở 20/06/2018

Ngày 20 tháng 6 năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật hòa giải ở cơ sở tại kỳ họp thứ 3. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Sau khi Luậtđược ban hành, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đãban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau: Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Các yếu tố tác động và biện pháp bảo đảm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên hiện nay 18/04/2018

Từ thực tiễn thực hiện và kết quả công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên thời gian qua có thể đúc kết một số nội dung về các yếu tố tác động và biện pháp bảo đảm hiệu quả công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên như sau:

Mô hình Ngày pháp luật thiết thực và hiệu quả 27/03/2018

Sau 04 năm thực hiện, Ngày Pháp luật đã được các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, triển khai nghiêm túc, tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, góp phần xây dựng lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật với nhiều mô hình linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của mỗi bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, có sự đổi mới, sáng tạo hơn qua từng năm. Để phát huy và góp phần nhân rộng các mô hình Ngày Pháp luật có hiệu quả trên cả nước, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp biên soạn và phát hành Đặc san “Các mô hình triển khai Ngày Pháp luật thiết thực và hiệu quả.”