Liên kết website

Một số điểm mới của Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 03/06/2021

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 được Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 13/11/2020, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật gồm 8 chương, 74 điều, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Một vài nét sơ lược về Trung tâm hòa giải cộng đồng của Singapore (CMC) 28/05/2021

Ở Singapore có hai dạng trung gian hòa giải chủ yếu là trung gian hòa giải qua tòa án và trung gian hòa giải cá nhân. Trung gian hòa giải qua tòa án được tiến hành ở tòa án sau khi các bên đã bắt đầu các thủ tục tranh tụng. Hình thức trung gian hòa giải này chủ yếu được thực hiện bởi các Tòa án Cấp dưới và được điều phối bởi trung tâm e@dr, còn gọi là Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Sơ kỳ (PDRC). Trung gian hòa giải cá nhân ở Singapore rất được chú trọng và chủ yếu do Trung tâm Trung gian hòa giải Singapore (SMC), một tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Học viện Pháp luật Singapore, tiến hành. Một nhánh trung gian hòa giải thứ ba được tiến hành tại các cơ quan của chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp như các Trung tâm Trung gian hòa giải Cộng đồng (CMC), Tòa Bảo vệ Quyền lợi Cha mẹ và Hiệp hội Người tiêu dùng ở Singapore.

Bảo đảm bình đẳng giới theo Luật Hòa giải ở cơ sở 05/05/2021

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông quan năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất quy định về chính sách bình đẳng giới của Nhà nước ta, quy định nam, nữ có quyền bình đẳng như nhau trong mọi lĩnh vực và Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho việc thực hiện bình đẳng giới. Điều 6 Luật Bình đẳng giới đưa ra các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Xác định vị trí và tầm quan trọng của hoạt động này, ngay từ khi bắt tay vào nghiên cứu, xây dựng Luật hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp đã coi trọng và đặt vấn đề bình đẳng giới trong Luật hòa giải ở cơ sở là cần thiết với mục đích tạo điều kiện để mọi cá nhân, không phân biệt nam hay nữ, giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc có cơ hội như nhau trong việc sử dụng hòa giải ở cơ sở giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.

Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ hòa giải viên chuyên trách ở huyện Hoắc Khâu, tỉnh An Huy, Trung Quốc 04/05/2021

Ngày nay, Trung Quốc sử dụng năm loại hình hòa giải rộng rãi. Các loại hình hòa giải được sử dụng thường xuyên nhất là “Hòa giải nhân dân”, còn được gọi là “Hòa giải dân sự” và “Hòa giải tư pháp”. Hòa giải nhân dân do hòa giải viên cộng đồng cấp cơ sở thực hiện. Hòa giải tư pháp được tiến hành bởi các thẩm phán. Các hình thức hòa giải khác là “Hòa giải hành chính” do các quan chức chính phủ tiến hành, “Hòa giải trọng tài” do các cơ quan trọng tài tiến hành và “Hòa giải trong ngành” do các hiệp hội có uy tín trong một ngành cụ thể tiến hành.

Hợp tác giải quyết hòa giải mâu thuẫn tranh chấp dân sự khu vực biên giới - cách làm từ huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn 04/05/2021

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, trong đó, biên giới với Lào dài nhất (gần 2.100 km), tiếp đến là Trung Quốc và Campuchia. Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.

Quy định pháp luật của Trung Quốc về đội ngũ hòa giải viên nhân dân và kinh nghiệm nâng cao năng lực đội ngũ này 27/04/2021

Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải có ý nghĩa lớn, nó làm cho những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, xích mích được giập tắt hoặc không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên tránh được một sự xung đột được giải quyết bằng bạo lực hoặc chiến tranh. Giúp các bên hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn cục diện ổn định… . Do có sự khác biệt về truyền thống lịch sử và thực tiễn hòa giải dẫn đến có nhiều hình thức hòa giải ở các quốc gia khác nhau trên thế giới và những hình thức hòa giải này vẫn đang được phát triển liên tục. Ngày nay, ở Trung Quốc hiện đang sử dụng năm loại hình hòa giải rộng rãi là: (i) “Hòa giải nhân dân”, còn được gọi là “Hòa giải dân sự” do hòa giải viên cộng đồng cấp cơ sở thực hiện; (ii) “Hòa giải tư pháp” được tiến hành bởi các thẩm phán; (iii) “Hòa giải hành chính” do các quan chức chính phủ tiến hành; “Hòa giải trọng tài” do các cơ quan hành chính trọng tài tiến hành; và “Hòa giải trong ngành” do các hiệp hội có uy tín trong một ngành, nghề cụ thể tiến hành. Trong đó, “Hòa giải nhân dân” là một bộ phận quan trọng của hệ thống dịch vụ công và đóng vai trò cơ bản trong cơ chế giải quyết tranh chấp đa nguyên hóa, được phát triển trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của hòa giải dân sự ở Trung Quốc. Do thủ tục hòa giải thuận tiện và chi phí thấp nên phạm vi áp dụng hòa giải nhân dân rất rộng.

Làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở là góp phần xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư 26/04/2021

Trong cuộc sống hàng ngày, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, quan điểm, nhận thức, lối sống, tính cách, kinh nghiệm… nên việc nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình, giữa cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư là điều tất yếu, không thể tránh khỏi. Những mâu thuẫn, tranh chấp này nếu không được giải quyết kịp thời, triệt để thì “chuyện bé xé ra to”, từ tranh chấp thuần tuý dân sự có thể bùng phát nghiêm trọng thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc, cọi trọng tình cảm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái nên hòa giải ở cơ sở được hình thành từ rất sớm, là phương thức giải quyết mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp ở cộng đồng dân cư được củng cố và phát triển từ thời kỳ phong kiến đến ngày nay.

Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên hiệu quả ở Trung Quốc 19/04/2021

Trong những năm qua, với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, tích cực tuyên truyền kiến thức pháp luật và thúc đẩy tinh thần thượng tôn pháp luật, Đảng và nhà nước Trung Quốc đã rất quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

Hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã về tranh chấp đất đai dưới góc độ so sánh 06/04/2021

Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp và đa số các tranh chấp về đất đai phải giải quyết bằng con đường Tòa án. Một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp đất đai, hạn chế các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án, giảm tải áp lực công việc cho Tòa án là tăng cường công tác hòa giải.

Một số so sánh giữa hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam và hòa giải nhân dân Trung Hoa 03/03/2021

Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của hòa giải cơ sở là đáp ứng nhu cầu giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội, đồng thời giảm bớt các vụ việc phải đưa lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, từ đó, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân và kế thừa, tiếp tục phát triển các chế định về hòa giải cơ sở phù hợp, ngày 20/6/2013, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở.