Liên kết website

Giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn – Một số vấn đề đặt ra 03/07/2022

Thanh niên là tương lai của đất nước, mang đến sức trẻ, sự sáng tạo cũng như tiềm lực cho phát triển kinh tế. Đây là một lực lượng hùng hậu có những đóng góp to lớn đối với việc phát triển và xây dựng đất nước. Để thanh niên tham gia một cách hiệu quả vào sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, họ cần phải được đào tạo học vấn và chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe…., nhất là giáo dục pháp luật. Đối với thanh niên nông thôn, điều này càng vô cùng quan trọng, vì hiện ở Việt Nam, kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn đang giữ một vai trò quan trọng.

Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đảm bảo đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 30/06/2022

Đó là một trong các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân 30/06/2022

Việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để thực hiện các quyền, bảo vệ các lợi ích của mình và xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Gần đây nhất, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ“đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật”,“Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của công dân và doanh nghiệp”. Đồng thời, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án“Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (nhiệm vụ số 136 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết).

Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục về gia đình và một số kiến nghị 30/06/2022

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt được xác lập và chi phối bởi các yếu tố liên quan đến quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, kinh tế, văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng…Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, gia đình và vấn đề gia đình luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi cá nhân và là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về xây dựng gia đình Việt Nam. Để đưa các chính sách, pháp luật vào cuộc sống, không thể không nhắc đến vai trò cầu nối của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về gia đình.

Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư và bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật trong quản lý, tổ chức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia 29/06/2022

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 501/CĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2022 về việc đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đảm bảo tính khả thi, phù hợp về nội dung, cách thức đánh giá huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 26/06/2022

Để xây dựng nông thôn mới, cùng với các tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao còn có tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới được triển khai thực hiện từ giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo toàn diện, phù hợp thực tế với 09 tiêu chí lớn (Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó đã bổ sung mới tiêu chí thành phần huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào chí 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công. Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tiếp tục kế thừa tiêu chí thành phần về xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó khẳng định ý nghĩa, sự cần thiết của thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật theo hướng từ cấp xã đã mở rộng đến cấp huyện để phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, tạo đột phá nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long 25/06/2022

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 18/6/2022 về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.

Sự cần thiết xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” nhìn từ góc độ thực tiễn 13/06/2022

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”, trong đó Nhân dân có quyền tiếp cận với thông tin pháp luật, tiếp cận với các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội... Thời gian qua, Nhà nước ta luôn coi việc bảo đảm điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân là một trong những mục tiêu quan trọng và đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường, hỗ trợ việc tiếp cận pháp luật của người dân.

Dân được làm chủ-nền tảng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam từ góc nhìn của công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 11/06/2022

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội Đảng XIII đã khẳng định: “…trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của Nhân dân…” [1].