Chuyển đổi số trong PBGDPL, những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
11/04/2023
Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức diễn đàn “Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp” trong đó có công tác PBGDPL. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ hơn về cơ hội, thách thức và những giải pháp cần thực hiện khi tiến hành chuyển đổi số trong lĩnh vực này.
Bình đẳng giới nhìn từ công tác hòa giải ở cơ sở và những vấn đề đặt ra
27/03/2023
Hòa giải ở cơ sở là một phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư và cũng là một phương thức để thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra. Bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển. Như vậy, cả hòa giải ở cơ sở và bình đẳng giới đều hướng đến mục tiêu thực hiện dân chủ, công bằng, văn minh.
Lợi thế so sánh của hòa giải ở cơ sở so với giải quyết tranh chấp tại Tòa án
05/01/2023
Giải quyết tranh chấp không phải là vấn đề pháp lý đơn giản, mà là vấn đề tổng hợp đồng thời liên quan đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp luật. Yêu cầu của giải quyết tranh chấp là phải bảo đảm đúng pháp luật, trật tự xã hội, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, các bên có liên quan, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước.
Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở
29/12/2022
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là một mắt xích trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Việc nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở quan trọng để vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Công tác truyền thông dự thảo chính sách và thông tin, PBGDPL tại Canada
28/12/2022
Canada là một một quốc gia đa sắc tộc, văn hóa và đa ngôn ngữ với hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Canada được tổ chức theo hình thức liên bang (gồm chính quyền liên bang, chính quyền các tỉnh bang) với hình thức chính thể quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện. Chính quyền ở Canada là chính quyền 3 cấp: Liên bang, tỉnh bang và địa phương. Bộ máy nhà nước Canada bao gồm 3 hệ thống cơ quan: (1) Cơ quan lập pháp; (2) Cơ quan hành pháp và (3) Cơ quan tư pháp. Công tác thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật của Canada được thực hiện xuyên suốt quá trình lập pháp, hoạt động hành pháp và hoạt động tư pháp, cụ thể như sau:
Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin tại cấp cơ sở để góp phần thúc đẩy xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
28/12/2022
Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin . Để bảo đảm, thực hiện quyền của công dân, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin (bao gồm công khai thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân) do mình tạo ra . Trong đó Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ thông tin công dân không được tiếp cận; đối với thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật
27/12/2022
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực hiện nay. Một trong những kết quả quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật không chỉ trang bị kiến thức pháp luật cho người dân để họ chấp hành theo pháp luật mà còn nâng cao trình độ tri thức cho người dân, tạo công bằng, giúp người dân hiểu quyền, trách nhiệm để tự bảo vệ quyền, tự giác thực hiện trách nhiệm theo quy định và không xâm phạm tới quyền, lợi ích của người khác, của Nhà nước. Có nhiều cách để đưa pháp luật đến người dân : như truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet; cấp phát miễn phí tài liệu pháp luật để tự nghiên cứu; hướng dẫn, giải đáp, tư vấn pháp luật cho người dân về từng vụ, việc cụ thể; trợ giúp pháp lý; hòa giải mâu thuẫn tranh chấp; phổ biến trực tiếp các quy định pháp luật cho người dân, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật… Một trong những hình thức được coi là có hiệu quả là hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật của báo cáo viên pháp luật. Bài viết này nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật; bối cảnh và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với đội ngũ báo cáo viên pháp luật trong giai đoạn mới và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật để đáp ứng yêu cầu tình hình mới của đất nước.
Chuẩn mực con người Việt Nam và vấn đề ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật
27/12/2022
Từ xưa đến nay, chúng ta đều biết sự tồn/vong, thịnh/suy của một quốc gia, dân tộc, dòng họ, gia đình đều bắt nguồn từ yếu tố con người và quyết định cũng bởi con người. Sinh thời, Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta luôn coi trọng vấn đề con người với tư tưởng lấy con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Xuất phát từ đó, thời gian qua, Đảng ta đã chỉ đạo thường xuyên và quyết liệt việc xây dựng các hệ giá trị của Việt Nam với bốn thành tố: hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực (hệ giá trị) con người Việt Nam [1]. Đây chính là nền tảng tư tưởng về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp lý đồng thời là nguồn lực nội sinh để định hướng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong giai đoạn mới của Việt Nam chúng ta.