Liên kết website

Ngành Tòa án tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật

30/11/2022

Thời gian qua, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Nhận thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức Tòa án có nhiều tiến bộ. Hệ thống các cơ quan Tòa án đã tổ chức thực hiện nghiêm việc tiếp công dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, bám sát Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thới trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triến kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập như: người đứng đầu một số đơn vị chưa thường xuyên quan tâm đến công tác này; một số quy định, hướng dẫn chưa bảo đảm tính thống nhất, khả thi trong thực tiễn; việc tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu ở một số Tòa án chưa được quan tâm đúng mức, có lúc, có nơi chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định; đội ngũ cán bộ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số Tòa án còn thiếu về số lượng, một số năng lực, trình độ còn hạn chế; trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cập nhật dữ liệu, quản lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo hiệu quả chưa cao.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 623/NQ-ƯBTVQH15 ngày 07/10/2022 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 03/2022/CT-CA ngày 06/12/2022 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân. Theo đó, Chỉ thị yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
(1) Chánh án các Tòa án, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tiếp tục quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các đạo luật về tố tụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, xác định tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động, uy tín và hình ảnh của Tòa án trước Nhân dân. Phát huy và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu Tòa án, đơn vị trong việc tô chức công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Người đứng đầu phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Các khiếu nại, tố cáo phải được xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Chú trọng việc tiếp, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và giải quyết các yêu cầu của người dân từ cấp cơ sở. Chủ động đối thoại, vận động, thuyết phục để giải quyết, tháo gờ kịp thời các khiếu kiện, bức xúc của Nhân dân. Lấy kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là tiêu chí đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Đặc biệt, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Chú trọng công tác giám đốc, kiểm tra việc xét xử để sớm phát hiện những sai sót, sai phạm trong hoạt động tố tụng, nhất là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục…
(2) Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm: Tham mưu, đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống Tòa án; đồng thời tổ chức rà soát các khó khăn, vướng mắc trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các Tòa án, trong đó tập trung đánh giá các quy định về tiếp công dân của Chánh án các Tòa án, mô hình tiếp công dân tại các Tòa án, việc tiếp công dân trực tuyến, ... và quy định khác của pháp luật hiện đang vướng mắc, bất cập, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn.
(3) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm chủ động rà soát các quy định về phối hợp liên ngành trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tư pháp để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành, tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn; tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả thực hiện tại phiên họp tháng 10 năm 2023. Đề xuất với cấp có thấm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng thuộc trách nhiệm ban hành của Tòa án nhân dân tối cao; phối hợp với Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao và các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
(4) Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan, góp phần định hướng dư luận xã hội. Nghiên cứu, phối hợp với các Tòa án, đơn vị xây dựng chuyên mục, chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuyên truyền, phhiên c cho người dân vgưquy định của pháp luật khiđịnhại, tố cáo; vận động ngư động ichấp hành nghiêm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước...
Ngoài ra, các đơn vị khác như Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Tổng hợp, Cục Kế hoạch tài chính… đều có trách nhiệm đổi mới, nâng cao hon nữa chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức thường xuyên làm việc, tiếp xúc với người dân…
Việc ban hành Chỉ thị nêu trên đã thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gửi đến Tòa án nhân dân tối cao. Thông qua đó góp phần giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, nâng cao nh dứt ức, kiến thức pháp luật cho người dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triến kinh tế - xã hội./.
Đinh Thị Ánh Hồng
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật 
Các tin đã đưa ngày: