Ông Năm – bố Liên có hai người vợ.Người vợ đầu là bà Ngọc,đãchết vì bị bệnh.Bà Ngọc có 1 người con với ông Năm chính là Liên.Lúc này ông Năm và gia đình đang sống cùng mẹ giàtrên mảnh đất được bố ông cho ông khi lấy vợ. Ông Năm còn một mảnh nữa cách mảnh đất đang ở mấy km do ông lăn lội, làm ăn, buôn bán mà mua được sau thời gian bà Ngọc qua đời, nhưng cũng phải vạy thêm mẹ già 5 cây vàng.
Một thời gian sau đó,ông Năm đi thêm bước nữa và có thêm bốn người con với bà Thắm: Ngân, Hà, Hải, Hoàng cùng chung sống tại mảnh đất còn lại, còn Liên sống với bà nội tại nơi cũ. Trước đó, ông Năm suy nghĩ mình chuẩn bị lấy vợ, không biết người vợ này có yêu thương Liên không nên ông đã sang tên, cho Liên mảnh đất cố ông đãcho ông ngày mới lấy bà Ngọc.
Ông Năm và người vợ sauchung sống trên mảnh đất ông mua được sau khi bà vợ cả mất.Sau này bà Thắmmất, ông Năm có chuyển giấy tờ nhà trên mảnh đất người vợ thứ hai sinh sống cho người con út là Hoànggiữ. Không lâu sau đó, ông Năm mất, không lập di chúc. Hoàng vẫn sống ở ngôi nhà đấy, không có vấn đề gì xảy ra. Hai năm sau khi ông Năm mất, giá đất tăng mạnh, lại cộng thêm việc có con đường mới được mở đi qua ngôi nhà đấy nên giá trị mảnh đất tăng cao. Và thế rồi, các con của bà Thắm đòi chia di sản là mảnh đất nơi cả nhà đã từng cùng nhau sinh sống. Nay Liên muốn yêu cầu chia di sản vì cho rằng chị cũng là con ruột của ông Năm nên cũng được hưởng di sản.
Tuy nhiên, các con của bà Thắm (người vợ thứ 2) không đồng ý vì cho rằng đây là tài sản của ông Năm và bà Thắm, không liên quan đến bà Ngọc (vợ đầu của ông Năm) nên chị Liên không nằm trong diện thừa kế mảnh đất này. Liên ngậm ngùi đi về nhưng trong đầu vẫn luôn suy nghĩ, bởi mảnh đất này là công sức của mình bố cô lăn lội và mua được trước khi lấy bà Thắm. Bởi vì cách những người con bà Thắm đối xử với Liên cũng chẳng tốt đẹp gì nên Liên quyết định nhờ người tư vấn. Ngồi suy nghĩ, Liên chợt nhớ ra cô bạn năm nào học Luật, giờ cũng trở thành Luật sư, nhờ bạn ấy tư vấn xem pháp luật quy định như thế nào, mình có thuộc diện được thừa kế mảnh đất đó không rồi hẵng nói lại với các em cùng cha khác mẹ. Nghĩ thế rồi Liên tìm trong danh bạ điện thoại, bấm máy gọi ngay cho Loan, hẹn gặp trò chuyện.
Cảnh 1:tại quán cafe
Buổi chiều hôm đấy, Loan và Liên đã tâm sự rất nhiều chuyện. Đến chuyện này, Liên bỗng dưng ấp úng. Loan hỏi:
- Có vấn đề gì khó nói à?
Liên: ừ mày ạ, nhà tao đang có chuyện, các ông bà kia đang đòi chia mảnh đất bố tao để lại, nhưng mấy người con bà Thắm bảo tao không được diện thừa kế mày à. Tao kể chuyện, mày tư vấn giúp t xem thế nào nhé.
Loan: ừ, kể đi.
Liên kể đầu đuôi câu chuyện, gốc gác mảnh đất cho Loan nghe. Nghe xong, Loan phân tích:
- Tao hiểu rồi, chuyện đó bây giờ thế nàymày ạ: Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (Điều 612). Vì vậy, di sản của bố mày để lại là ngôi nhà và mảnh đất hiện thằng Hoàng đang ở, còn mảnh đất của mày và bà nội đang ở đã thuộc sở hữu của mày vì bố mày đã sang tên, cho mày từ lúc còn sống rồi.
Do bố mày không để lại di chúc nên bây giờ phải chia di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật. Theo đó, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 BLDS 2015). Đối chiếu với quy định tại Điều 651, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự hàng thừa kế. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Đối với trường hợp của gia đình mày, bố mày đã mất thì hàng thừa kế thứ nhất sẽ gồm: bà nội mày, mày và bốn người em cùng cha khác mẹ của mày. Như vậy là sáu người tất cả, coi như đều không từ chối nhận di sản, cũng không thuộc diện không được quyền hưởng di sản hay bị truất quyền thừa kế.
Về phần di sản mà bố bạn để lại, theo quy định tại Điều 615 BLDS 2015 về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì:
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Do trước đây bố màyvay của bà màynăm cây vàng mà chưa trả, thì phải trích phần di sản tương ứng với giá trị của năm cây vàng ở thời điểm phân chia di sản để trả bà máy. Sau khi trừ các khoản chi phí, phần di sản còn lại sẽ được chia đều cho sáu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Như vậy, mặc dù màylà mày là con của vợ cả, toàn bộ giấy tờ nhà do người con út nắm giữ nhưng bố mày không để lại di chúc, mảnh đất đó là tài sản riêng của bố màytrước khi lấy vợ hai nên mày vẫn được hưởng 1/6 di sản thừa kế sau khi trừ các khoản thuộc nghĩa vụ thanh toán.
Liên: Nghe mày nói, tao thấy dễ hiểu. Nhưng mày ơi, bây giờ, nếu các em con bà hai không đồng ý chia cho tao thì sao được mày?
Loan:Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015 về thời hiệu thừa kế thì:
Do đó, nếu không tự thỏa thuận được về việc chia thừa kế thì mày có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu chia thừa kế.
Liên: Lại còn liên quan đến thời hiệu nữa à. May mà hỏi mày mới hiểu cặn kẽ quy định liên quan đến thừa kế đấy. Mà bây giờ nếu phân chia thì mảnh đất đấy chia thành 6 mảnh, không đủ để xây nhà mà ở được thì sao mày.
Loan: Ngố à, theo Điều 660 BLDS 2015 quy định những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.Vậy nên, không chia được thì định giá theo giá thị trường hoặc thuê tổ chức định giá mảnh đất, rồi thỏa thuận xem ai lấy đất, ai lấy tiền theo giá trị di sản được thừa kế chứ không nhất thiết phải chia nhỏ mảnh đất để nhận thừa kế nhé.
Liên: Ừ, hiểu rồi, cảm ơn mày. Sau có gì liên quan đến luật lại hỏi mày nữa nhé.
Loan: ok thôi, nếu trong phạm vi hiểu biết của tao thì tao sẽ chia sẻ.
Cảnh 2:tại nhà Liên
Sau cuộc gặp gỡ trên, Liên có về kể chuyện với bà nội, hỏi ý kiến bà xem bây giờ nói các em không đồng ý chia di sản cho Liên thì có khởi kiện không. Bà nói:
- Thôi con ạ, để bà sang gặp gỡ đầy đủ các cháu, phân tích lý lẽ, nguồn gốc mảnh đất để các cháu suy ngẫm, chứ đừng vì chút tài sản mà chị em kiện cáo nhau, dân làng người ta cười cho mà bà cũng buồn lòng.
Liên im lặng, cúi đầu xuống suy nghĩ rồi nói: Vâng, thưa bà.
Cảnh 3: tạ
i nhà Liên
Mấy ngày sau, bà nội gọi các cháu sang nói chuyện, tình cảm có, lý lẽ có và pháp luật cũng có. Liên, Ngân, Hà, Hải và Hoàng đều im lặng, cảm thấy có lỗi với bà nội. Sau đó, bà có phân tích thêm:
- Bây giờ Liên, Ngân, Hà, Hải đều có gia đình riêng, đềucó nhà cửa ổn định, còn mỗi thằng Hoàng đang sống trên mảnh đất bố các cháu để lại. Bà nghĩ rằng, các cháu là con gái, rồi cũng theo chồng, gia đình chồng hơn nữa chúng mày cũng có của ăn, của để hơn thằng Hoàng, sau này mỗi thằng Hoàng hương hỏa, cúng đơm cho ông, bà, bố mẹ chúng mày. Thôi thì, chị em với nhau cả, lọt sàng xuống nia, đâu phải người ngoài đâu mà phân chia thiệt hơn, bà nghĩ mảnh đất hiện nay cũng khá rộng, chia cho thằng Hoàng một nửa, còn một nửa là của Liên, Ngân, Hà, Hải. Phần của bà thì bà cũng cho mấy đứa, bà chẳng lấy làm gì nữa, già rồi, đi lúc nào chẳng hay. Phân chia như thế nào là quyền của các cháu, nhưng theo bà nên như thế các cháu ạ.
Sau hôm đấy, mọi người đều suy nghĩ về những gì bà nói, nghĩ cũng thương thằng Hoàng, đang trẻ, bố mẹ thì không còn, có các anh, chị thì đã lập gia đình hết. Thế rồi, các cô chị cũng thống nhất phân chia di sản, cho thằng Hải một nửa mảnh đất, còn lại chia đều các chị.Liên lại gọi điện hỏi Loan:
- Mày ơi, nhà tao thống nhất được vụ chia thừa kế rồi, bây giờthủ tục phân chia di sản như thế nào hả mày?
- Thế phân chia như thế nào?
- Liên kể cho Loan, chia cho Hoàng một nửa, còn một nửa mảnh đất, tao, Ngân, Hà, Hải chia 4 phần ra; bà nội tao thì không lấy, cho chúng tao mày à.
- Thế 4 người còn lại chia nhỏ mảnh đất hay quy ra tiền hả?
- Nửa còn lại thì để cho Ngân lấy đất, còn Hà, Hải và tao thì Ngân nó trả tiền theo phần được hưởng mày à.
- Ờ, thế đã định giá được mảnh đất chưa?
- Rồi mày ơi.
- Uh. Thỏa thuận được là tốt rồi, thủ tục phân chia quy định tại
Điều 656 BLDS 2015 về họp mặt những người thừa kế thì những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận về cách thức phân chia di sản và mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. Như vậy, bây giờ các chị em nhà mày lập thỏa thuận phân chia di sản thành văn bản rồi tất cả ký tên vào, nhớ cả bà nội ký nữa nhé, vì bà cũng thuộc diện thừa kế mà.
- Uh. Cảm ơn mày nhé. Hôm sau rảnh tao mời cafe cảm ơn nhé.
- Rồi, không có gì. Thế nhé.
Thỏa thuận thế rồi, mọi người lập bản phân chia di sản, sau đó thực hiện các thủ tục làm bìa đỏ. Bà nội thấy thế cũng lấy làm vui vì các cháu còn nhận ra sớm, không đánh nhau vì chút tài sản.