Liên kết website

TẠI SAO CON TÔI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN BỎ PHIẾU?

30/12/2016

Phân vai: Ông Bôn: Bố Tiến Bà Hợi: Mẹ Tiến Tiến: Người đang bị kết án và cho hưởng án treo. Liễu: Hàng xóm ông Bôn Trường: Trưởng công an xã Huy: Chủ tịch xã. Đà: Cán bộ tư pháp xã Bình: Trưởng thôn

Cảnh 1: Tại buổi họp giao ban trụ sở UBND Xã.
Alô, 1234, xin các đồng chí ta bắt đầu làm việc, Huy Nói:
Huy: Các đồng chí đã biết, với nhiều lý do Quốc Hội vừa rồi phê chuẩn việc sáp nhập tỉnh ta và tỉnh X. Theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Huyện thì trước khi tiến hành sáp nhập chúng ta sẽ lấy phiếu trưng cầu ý dân. Để triển khai vấn đề này, tôi giao cho đồng chí Đà và đồng chíTrường tiến hành rà soát nhân khẩu lập danh sách cử tri cho đợt bỏ phiếu lấy ý kiến lần này. Việc làm lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân của Xã. Các đồng chí thấy thế nào.
Đà: Báo cáo anh, trên cơ sở danh sách nhân khẩu của xã chúng tôi sẽ tiến hành lập danh sách cử tri để lấy ý kiến. Tuy nhiên, cũng mong chỗ anh Trưởng quản lý các đối tượng hình sự.
Trưởng: Cái đó ít mà, ở xã mình mọi người hiền lành, chân chất, số lượng các đối tượng hình sự cũng ít có vài 3 trường hợp thôi. Anh cứ lập đi, có gì tôi sẽ cung cấp số đó.
Huy: Nếu vậy thì tôi giao cho đồng chí Đà nhiệm vụ này. Nếu các đồng chí không có ý kiến khác thì cuộc họp kết thúc tại đây.
Cảnh 2: Tại nhà ông Bôn
Không khí im lặng bao trùm cả căn nhà, ông Bôn vừa hút điếu thuốc lào, nhà khói ra và hằn giọng.
Bôn: Thàng Tiến nhà mình nó hiền lành. Tư nhiên lao vào vòng lao lý. Cũng may nhờ trời có mắt nó được cho hưởng án treo.
Hợi: Đến là khổ, từ ngày nó bị kết án, nó cứ mặc cảm. Cứ ru rú trong nhà, đến là trầm cảm thôi
Bôn: Án treo cũng có khác gì không phạm tội đâu. Nó vẫn được tự do làm như mình, tại nó cứ cả nghĩ quá.
Ông Bôn và bà Ngà đang nói chuyện thì có tiếng gọi ngoài ngõ.
Bình: Ông Bôn ơi, Bà Ngà ơi..
Bôn: Có chuyện gì đó Bà.
Bình: Thế này, mấy hôm nay ông bà cũng xem ti vi rồi đài báo nói về tỉnh mình sáp nhập với tỉnh X. Xã đã lập danh sách những người dân để lấy ý kiến đối với vấn đề này. Sáng mai mời Bác, bác gái ra nhà văn hóa để xem danh sách xem rồi bỏ phiếu nhé. Tiến mai cháu cũng đi bỏ phiếu nhé cháu
Tiến: Dạ, cháu cũng được bỏ phiếu ạ.
Bôn: Ưh. Mai nhà tôi sẽ ra. Cảm ơn bà ạ.
Bình: uh, bỏ mà cháu. Cháu đừng nghĩ gì cháu ạ, mọi chuyện sẽ qua thôi. Thôi tôi thông báo, tôi xin phép đi các hộ khác.
Cảnh 3: Tại nhà văn Hóa thôn
Tiếng xì xào, xì xào….bỗng có tiếng loa:
Đà: Thưa bà con, chiểu theo danh sách nhân khẩu của các hộ trong thôn thì chúng tôi đã lập danh sách để lấy ý kiến trưng cầu bà con về việc sáp nhập tỉnh nhà. Nếu có thắc mắc xin mời Bà con đến bàn làm việc bên trên
Bôn và Tiến đừng cùng nhau nhìn danh sách: ông Bôn mồm lẩm bẩn đếm xem nhà mình ở chỗ nào. Bỗng ông dừng lại.
Ngay bên cạnh ông là Bà Liễu cũng đang đọc phát ra tiếng:
Liễu đọc:. …Bôn… Hợi.. Liễu. uh, nhà ông Bôn có 3 người nhưng chỉ có 2 phiếu, nhà mình có 3 người thì ý kiến nhà mình hơn nhà ông ấy rồi. Vừa nói lẩm bẩm như cố ý để ông Bôn nghe thấy.
Bôn: Bỗng tối xẩm mặt mày, vì nhà ông với nhà Bà Liễu tuy là hàng xóm nhưng hai nhà không mấy ưa nhau và bước đến bàn làm việc của Đà.
Tiến: Thôi bố, con xin phép về trước.
Bôn: Chú Đà. Nhà tôi có 3 nhân khẩu, đều tuổi trưởng thành sao chỉ có 2 người có trong danh sách.
Đà: Dạ, thưa bác để cháu xem lại ạ. Đà vừa nói vừa quay lại tờ danh sách trên mặt bàn làm việc, xem xong Đà nói: Dạ. Nhà mình đúng là có 3 nhân khẩu nhưng em Tiến nhà mình đang bị kết án cho hưởng án treo nên không có trong danh sách ạ.
Bôn: Treo treo cái gì. Các chú làm ăn cho cẩn thận. Nó cũng như mọi người bình thường có khác gì đâu. Các anh mà không bổ sung nó vào, tôi sẽ kiện đó.
Đà: Dạ, bác bớt giận. Chúng cháu cũng chỉ làm theo quy định thôi ạ.
Bôn: Quy định à. Được rồi tôi sẽ kiện lên chỗ Thằng Huy.
Cảnh 4: Tại Phòng của Huy – chủ tịch UBND Xã
Cộc cộc, ông Bôn đưa tay gõ cửa phòng Huy.
Huy: Ai đó ạ, mời vào.
Bôn: Chú Huy à. Anh có chuyện nói với chú. Thằng Tiến nhà anh không may vướng vào vòng lao lý. Chú cũng biết nó là đứa ngoan, hiền, Tòa cũng đã xem xét mới cho nó hưởng án treo. Từ ngày nó bị kết án nó cứ mặc cảm vì không được như mọi người, luôn nghĩ mình mất quyền công dân. Hôm nay, anh và cháu đi bỏ phiếu. ở nhà anh đã động viên nó, nó mừng lắm vì nó nghĩ nó vẫn như bao người. Thế mà đến nơi, chỗ thằng Đà nó nói là nó không có trong danh sách. Mà chính Bà Bình còn bảo nó đi bỏ phiếu.
Huy: Sao có chuyện đó được, chuyện của Cháu Tiến em cũng biết. Theo quy định thì trường hợp tòa cho hưởng án treo thì vẫn có trong danh sách cử tri mà. Để em xem xem, Huy vừa nói vừa rút điện thoại gọi Đà.
Huy: Alo, alo, chú Đà à. Sao trường hợp của Cháu tiến nhà Anh Bôn không có trong danh sách cử tri là sao?
Đà: Dạ, thì chỗ anh Trường nói là nó bị kết án và cho hưởng án Treo.
Huy: Các cậu đọc Luật và hiểu luật như thế thì chết. Yêu cầu các cậu đọc lại Điều 25 Luật trưng cầu dân ý 2015 nhé, người hưởng án treo vẫn được bầu cử nhé và bổ sung luôn tên cháu Huy vào danh sách. Khẩn trương làm việc này cho tôi.
Huy tắt máy quay sang nói với ông Bôn: Dạ, Bác yên tâm ạ, tên của em nó sẽ được bổ sung vào luôn. Em xin lỗi về sự sai sót này. Sau đợt này chúng em sẽ kiểm điểm và rút kinh nghiệm. Em thay mặt anh em một lần nữa xin lối anh.
Bôn: Tôi cũng không quan tâm lắm về việc sáp nhập hay không? Căn bản là muốn để cho thằng Tiến nó giải tỏa tâm lý. Bà nhà tôi cứ lo nó bị trầm cảm. Nếu được vậy, tôi cảm ơn. Thôi tôi phải về nói lại để cháu nó đỡ tủi thân.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG VIỆC LẬP DANH SÁCH CỬ TRI
VÀ KHU VỰC BỎ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý DÂN
Luật Trưng cầu ý dân 2015
Điều 5. Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
Điều 24. Nguyên tắc lập danh sách cử tri
1. Mọi công dân có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
3. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Cử tri là công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì đến xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký thường trú hoặc tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Điều 25. Các trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên, được bổ sung tên vào danh sách cử tri
1. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
2. Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
3. Người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
4. Cử tri quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri tại nơi có trại tạm giam, nhà tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và được bổ sung tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đăng ký thường trú hoặc tạm trú, nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
Điều 26. Thẩm quyền lập danh sách cử tri
1. Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.
2. Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi cư trú”.
Điều 27. Niêm yết danh sách cử tri
Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra.
Điều 28. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 29. Bỏ phiếu ở nơi khác
Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri cấp giấy chứng nhận để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân thuộc địa phương mình bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.
Điều 30. Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân
1. Việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
2. Mỗi khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
3. Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân riêng gồm:
a) Đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;
c) Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.
Các tin đã đưa ngày: