Liên kết website

CÁNH CỬA NÀO CHO EM?

30/12/2016

Nhân vật: Cúc – “cò” môi giới chạy trường Định – Hiệu trưởng trường Xinh – phu huynh Thu – bạn Xinh

Cảnh 1. Nhà Xinh trong khu tập thể cũ, Xinh đang lúi húi thu dọn đồ đạc thì Thu đến chơi. Nhìn thấy Xinh, mặc dù cửa mở, Thu gõ tay vào cánh cửa và nói:
- Cốc, cốc, cốc
- Thu đấy à, vào nhà đi, vào đi cậu. Lâu lắm mới được gặp nhau.
- Ông Sơn không chuyển công tác, có khi tỷ năm nữa chưa chắc chúng mình đã được gặp nhau.
- Ừ, uống nước đi. Ngồi đây, để tớ lấy hoa quả nhé.
- Ừ. Nhà này thuê bao nhiêu tiền?
- Bốn triệu rưỡi, điện nước nữa là năm triệu.
- Ừ, cũng được. Tập thể nhưng đi lại thuận tiện, gần đường giao thông. Lão Sơn đi đâu rồi?
- Anh ấy vừa có bạn gọi đi uống bia
- Cậu về đây được ba tháng rồi nhỉ, thế thằng cu ở với ông bà à?
- Đấy lại nói chuyện thằng bé, đang không biết làm thế nào đây này.
- Nó làm sao?
- Tạm thời bây giờ đang nghỉ hè thì ở với ông bà, chứ vào năm học mới phải đưa lên đây.
- Ừ nhỉ
Xinh thở dài:
- Nhà cửa không có phải đi thuê, chuyển cả gia đình theo ông Sơn vất vả lắm, mình xin việc đã khó, xin học cho con còn khó hơn.
- Nó học lớp mấy cậu nhỉ?
- Cháu sang năm lên lớp ba
- Không có hộ khẩu thành phố là khó lắm đấy. Nhà tôi cứ cho học đúng tuyến hết, chứ ở đây chạy trường điểm, lớp chọn tốn kém lắm đấy.
- Thì tôi đang lo đây. Không biết con mình xin đi học ở đâu. Hộ khẩu không có, tạm trú mới mấy tháng….. Cậu uống nước đi.
- Nghe đây xin học trái tuyến phải có cả tiền và mối quan hệ thì người ta mới nhận, chứ không mất rất nhiều tiền qua “cò”.
- Tôi chận ướt chân ráo lên đây, làm gì có quen biết ai. Cậu có ai làm trong ngành giáo dục không, giúp tôi ca này.
- Không quen, tôi mà quen thì cũng cho con học trường điểm rồi, chứ chả phải học trường “làng” như bây giờ. Nhưng để tôi hỏi bà hàng xóm nhà tôi xem, hôm qua thấy khoe con bà ấy vừa được nhận vào trường A
Xinh vui hẳn lên:
- Cậu cố hỏi giúp tôi nhé. Bây giờ đã tháng 7 rồi, quay đi quay lại nhanh lắm.
- Tối về hỏi luôn, rồi tôi a lô cho cậu.
- Ừ, thế công việc thế nào, ông xã thu nhập ổn không?
- Cũng tạm tạm, coi như đủ sống ở thành phố, thỉnh thoảng có ít tiền đi du lịch.
- Chỉ cần cuộc sống ổn định cậu nhỉ.
- Anh Sơn thế nào, lên đây thu nhập khá không?
- Đấy chính vì cái thu nhập mà nhà tôi phải khăn gói lên đây, chứ ở quê việc làm thì ít, ngồi chơi suốt. Bạn anh ấy rủ lên đây cùng làm ăn, góp vốn làm gara ô tô, ngoài ra anh Sơn cũng làm công việc cũ nữa, thu nhập cũng đủ thuê nhà…
Thu bĩu môi: Đủ thuê nhà mà dám đưa vợ con lên thành phố, làm gara là không ít tiền đâu đấy.
  • Làm gì có gì.
  • Hôm nào gọi mấy đứa tụ tập hội ngộ đi, từ ngày ra trường đến giờ mới gặp nhau được ba bốn lần.
  • Ừ, cậu có số điện thoại, facebook thì nhắn cho chúng nó nhé. Cứ chiều thứ bảy hoặc ngày chủ nhật, tôi lúc nào cũng ô kê.
Chuông điện thoại di động của Thu reo, Thu mở điện thoại ra:
- Thôi chết rồi, quên mất. Tôi có cuộc hẹn.
Thu vội vội vàng vàng đứng dậy,
  • Tôi phải đi nhé, có gì alo sau.
  • Uh, tối về nhớ hỏi chuyển trường chuyển lớp giúp tôi nhé
  • Nhớ rồi, thôi tôi đi đã
  • Hẹn gặp sau
  • Uki
 
Cảnh 2. Xinh đang điện thoại
- Chị Cúc à. Có phải chị Cúc không
Đầu dây bên kia
  • Ai đấy?
  • À, em có người giới thiệu, chị có mối quan hệ để xin chuyển trường
  • Em định chuyển cho giáo viên hay học sinh?
  • Cho học sinh chị ạ
  • Con em học lớp mấy rồi
  • Cháu sang năm lên lớp ba
  • Em định chuyển từ đâu ra đâu?
  • Em từ quê lên, chị xem có mối nào chuyển giúp em lên trên này. Khu nào cũng được, cách nhà em khoảng 5 cây.
  • Em có muốn chay vào trường điểm không?
  • Em cho cháu học trường bình thường thôi chị ạ
  • Ừ, để chị hỏi đã nhé, có gì thông báo cho em sau.
  • Vâng cám ơn chị, chị hỏi sớm giúp em.
Vài hôm đi, thấy chả động tĩnh gì, Thu chủ động rủ Xinh đi uống ca phê.
Cảnh 3. Tại quán cà phê
  • Thu: Tình hình học hành của con đến đâu rồi?
  • Xinh: Có thấy gì đâu, bà Cúc gì đó bảo sẽ liên hệ lại, tôi chờ điện thoại đang sốt hết cả ruột đây.
  • Trời ơi, người ta không gọi thì mình chủ động gọi cho người ta, chứ chờ biết đến bao giờ. “Nó” làm “cò” nên cảnh giác lắm.
  • Thế à, ai biết đâu, lại tưởng chưa hỏi được.
  • Để tôi gọi luôn.
Xinh lấy điện thoại ra bấm
  • A lô, chị Cúc đấy à
  • Ai đấy?
  • Em Xinh đây, hôm nọ em nhờ chị chuyển trường cho cháu học lớp ba ý.
  • À, nhớ rồi. Chị định gọi cho em. Có ba trường để em chọn, tùy vào khả năng kinh tế.
  • Vâng.
  • Trường điểm thì hết khoảng một nghìn bốn trăm. Trường gần nhà em thì hết khoảng một nghìn, còn xa hơn thì tám trăm.
  • Trường gần nhà là trường nào hả chị?
  • Em đồng ý giá thì chị sẽ nói và làm thủ tục đặt cọc, cháu được vào học thì mới phải trả nốt.
  • Thế còn trường xa là ở đâu ạ.
  • Xa đấy, cách nhà em khoảng 12km
  • Vâng. Để em suy nghĩ thêm.
  • Ừ, có gì quyết định sớm chứ em trả lời muộn thì hết suất, bao nhiêu tiền chị cũng bó tay.
  • Vâng.
Xinh tắt điện thoại, thở dài
  • Toàn tiền nghìn với tiền đô thôi cậu ạ
  • Ơ, thế không lẽ người ta mang mỗi bộ hồ sơ và buôn nước bọt để xin học chắc.
  • Đương nhiên không phải thế. Tôi nghĩ xin chuyển trường chỉ mất quà cáp khoảng năm, ba triệu.
  • Trên thành phố là thế đấy, vào trường điểm là nghìn rưỡi đến hai nghìn. Nó đắt là do quận quản lý. Phòng giáo dục quận giao chỉ tiêu mỗi trường chỉ được bao nhiêu khối một lớp, mỗi lớp chỉ được nhận bao nhiêu học sinh. Nên phải chạy từ quận đến trường. Không có cửa thì làm sao vào được.
  • Sao lại có quy định ấy?
  • Thì nhiều phụ huynh (chả hạn như tôi đây này), có hộ khẩu ở đây, đề nghị nhà trường phải bảo đảm điều kiện học cho con, lớp học đông thì con họ ít được cô chỉ bảo hơn, chất lượng học thấp hơn.
  • Thế à. Thế gia đình nào không có tiền thì như con tôi phải phải thất học à?
  • Thế nên bố mẹ phải lăn ra mà kiếm tiền chứ. Học hành giờ tốn kém lắm, đủ các khoản. Không hiểu nhà trường nghĩ ra những thứ gì mà đóng lắm thế.
  • Ở quê cũng phải đóng mất vài trăm một tháng.
  • Ối giời, ở đây vài triệu. Tôi kể sơ sơ bà nghe: tiền bán trú này, tiền quỹ hội phụ huynh học sinh này, tiền mua điều hòa này, tiền điện này, tiền đi xem xiếc này, tiền đi thực tế để khám phá thiên nhiên này, tiền sinh nhật này… nhiều nhiều lắm. Cứ mỗi lần họp phụ huynh là tôi lại giật mình thon thót.
  • Toàn những khoản thu ngoài, không có trong quy định à?
  • Khoản có, khoản không. Quy định cũng do con người đặt ra.
  • Thế cuối năm nhà trường có công khai thu chi cho phụ huynh biết không?
  • Có chứ, công khai chi tiết lắm, khoản chi nào cũng hợp lý hết, còn thiếu nên năm nào cũng đóng thêm.
  • Thế này thì chẳng có cửa cho con tôi lên thành phố.
  • Tôi nghĩ thế này. Chạy chọt tốn kém lắm mà mình lại tiếp tay cho tham nhũng. Năm nay cậu cứ để tạm con ở quê với ông bà 1 năm đã. Bây giờ cậu làm hộ khẩu ở đây đi, có hộ khẩu rồi, con đi học đúng tuyến, ô kê chưa. (Thu cười sung sướng). Sướng nhé, một năm thôi mà đỡ mấy chục triệu.
  • Cậu tưởng làm hộ khẩu dễ lắm à.
  • Ơ bây giờ dễ rồi.
  • Nhà không có thì tôi làm ở đâu.
  • Tưởng chuyện gì, không có nhà thì tôi cho mượn nhà, làm vào hộ khẩu nhà tôi ý.
  • Được thế à
  • Được mà, năm ngoái anh chồng tôi cũng cho người họ hàng nhập khẩu vào nhà anh ấy, làm nhanh lắm.
  • Ừ, được thế thì tốt quá. Tôi cám ơn cậu nhiều.
  • Ơn huệ gì, giúp nhau được gì thì giúp, thế mới là bạn bè chứ.
  • Ừ, tôi ra đây may có cậu.
Những làn gió nhẹ thổi, xua mái tóc của Xinh bay nhẹ, lòng Xinh cũng nhẹ nhàng, thôi thì chờ một năm vậy, vợ chồng cô sẽ năng về thăm con vào cuối tuần.
 
 
 
 
 
Các tin đã đưa ngày: