Liên kết website

SAO KHÔNG ĐƯỢC GÓP VỐN?

30/12/2016

Phân vai: Ông Nha: chồng Cô Thanh: vợ

Hai vợ chồng ông Nha đang ngồi uống nước.
Lâu rồi không nhìn thấy cô vợ trẻ của mình vui vẻ như vậy. Ông Nha cũng vui lây. Ông cười hỏi:
Ông Nha: Có gì mà em vui thế.
Cô Thanh: À, em góp vốn làm ăn với một người bạn anh ạ. Anh ấy cứ mời em mãi. Công việc tiến triển tốt nên em thấy vui.
Ông Nha: Ừ, em vui là được.
Vì phấn đấu học hành, sự nghiệp mà ông Nha lấy vợ muộn. Vợ ông trẻ hơn ông những 15 tuổi. Ai cũng bảo ông tốt số lấy được vợ trẻ. Lấy nhau xong vì đã cứng tuổi nên vợ chồng ông sinh con ngay. Bố mẹ ông đã già, ông đề nghị vợ ở nhà chăm con vì nhà cũng chả còn ai. Với lại ông lo ðýợc kinh tế nên cũng không cần vợ ði làm. 06 nãm sòn sòn hai đứa, con đi nhà trẻ, con vào lớp một, vợ ông đòi đi làm, nhưng chưa xin được vào đâu. Vợ ông không chịu ngồi yên đợi, tập tành buôn bán. Ông chiều vợ, cũng chả cản, phụ nữ thời này năng động hơn thế hệ ông, bắt họ ru rú ở nhà làm sao được.
Ông Nha: Mà em đầu tư kinh doanh cái gì thế?
  • Không buôn hàng cấm đâu mà anh lo. Kinh doanh đồ chơi thông minh cho trẻ con. Bây giờ kinh tế khá, ai cũng chăm lo cho con mình, nhất là đồ chơi thông minh thì lại càng hút khách. Anh thấy em có nhìn xa trông rộng không.
Ông Nha : Kinh doanh đồ chơi thông minh cho trẻ em à?
  • Vâng, có gì mà anh ngạc nhiên thế.
Ông Nha: Không, chỉ là anh hơi ngờ ngợ thôi. Nếu anh không nhầm thì em không được góp vốn đâu?
  • Sao cơ? Anh đùa à. Có phải nghề cấm đâu mà không được góp vốn.
Ông Nha : Cái này, liên quan đến anh chứ không phải em.
  • Là sao?
Ông Nha : Anh làm ở đơn vị quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em. Lại là lãnh đạo quản lý.
  • Thì càng tốt chứ sao. Anh có thể giúp em trong việc quản lý, tìm hiểu những đồ chơi thông minh để tiến hành sản xuất kinh doanh.
Ông Nha : Đấy, chính là vấn đề đấy.
  • Anh nói gì em không hiểu.
Ông Nha: Vì ngành nghề liên quan đến lĩnh vực anh quản lý nên người nhà không được góp vốn, sợ móc nối để vụ lợi và có thể coi là anh tham nhũng.
  • Anh cứ nói quá.
Ông Nha : Không quá tý nào đâu em. Anh mở luật ra cho em xem. Nói rồi, ông Nha mở máy tính ra tìm kiếm. Đây này, khoản 2 Điều 37 Luật phòng, chống tham nũng quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước”. Em thấy không, anh quản lý về đồ chơi trẻ em mà em lại góp vốn vào công ty kinh doanh đồ chơi trẻ em. Thế mà Công ty em có việc gì, thì ai sẽ tiến hành xử lý đầu tiên , bọn anh chứ ai. Em đang góp vốn ở đấy, dù anh có làm đúng luật thì người ta vẫn có thể nói anh bao che. Hoặc giả bên anh Thanh tra, kiểm tra công ty em, thì liệu có đảm bảo công bằng không? Nhiều nhiều sự việc em không lường được đâu… Chức vụ của anh phấn đấu cả nửa đời mới có. Bây giờ ai nắm được sơ hở anh tố cáo lên trên anh vi phạm luật. Anh sẽ bị xử lý kỷ luật. Vậy thì còn gì nữa.
  • Ôi, em không nghĩ lại phức tạp thế. Mai em xin rút vốn ra ngay mới được.
Ông Nha:  ừ, rút vốn đi. Công việc thì cứ từ từ anh xin cho.
- Vâng. Tự dưng em thấy lo quá anh ạ. Em không biết gì, suýt nữa liên lụy đến anh.
Ông Nha: Không biết không có lỗi mà.
  • Thế là em và gia đình em không ai được kinh doanh cái gì liên quan đến lĩnh vực anh quản lý à.
  • Luật quy định “ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp”[1]. Như vậy, chỉ em và bố, mẹ, con mình không được kinh doanh vào lĩnh vực ấy thôi, chứ không phải cả nhà.
  • Lúc con mình lớn thì anh cũng về hưu rồi. Thế nó cũng không được kinh doanh à.
  • À, lúc ấy thì lại khác. Nếu anh về hưu rồi thì em và con thích kinh doanh gì cũng được.
  • Lúc ấy cả nhà mình sẽ kinh doanh đồ chơi nhé. Sinh nghề tử nghiệp đúng chuyên môn của anh.
  • Anh thì còn xem xét.
  • Về hưu rồi ai quản nữa đâu.
  • Anh là lãnh đạo quản lý biết nhiều thông tin trong ngành, nên sẽ không được kinh doanh trong lĩnh vực mà mình quản lý sau khi thôi chức vụ trong một thời gian nhất định[2]. Có thể là 01 hoặc 02 năm hoặc lâu hơn nữa. Khi những thông tin anh nắm giữ không còn nhiều giá trị hay nói cách khác là vô giá trị thì mới được kinh doanh. Nếu làm trong ngành liên quan đến bí mật nhà nước thì thời hạn là 05 năm đấy[3].
  • Lâu vậy cơ à.
  • Đúng thế. Nếu cho tự do kinh doanh thì nhiều người sẽ lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, hoặc bí mật mà mình biết để kiếm lợi bất chính. Đó chính là biểu hiện của hành vi tham nhũng. Đề phòng trường hợp đó, thì luật phải quy định như vậy chứ. Không thì có mà loạn. Ví như bên anh là nơi kiểm tra chất lượng đồ chơi và đưa ra tiêu chuẩn đồ chơi nào đạt chuẩn chẳng hạn. Anh và công ty em móc nối kinh doanh đồ chơi, bên anh chỉ cấn chứng nhận đồ chơi bên em đạt chuẩn thôi là bên em cũng có lời rồi.
  • Anh nói phải. Thế còn ngành nghề khác thì anh và em vẫn góp vốn kinh doanh được phải không?
- Chỉ em được kinh doanh thôi. Anh thì hạn chế. Anh không được tham giaThành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư”[4]
- Em vẫn tưởng chỉ quy định cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với người dân trong khi giải quyết công việc; hoặc trốn tránh công việc được giao, tự ý bỏ việc thôi chứ[5].
- Đấy là những biểu hiện bề nổi, dễ nhận thấy thôi, nói chung giờ ít ai hở sườn kiểu ấy. Còn những hành vi có thể dẫn đến tham nhũng kia mới tinh vi cần phải cấm để chống tham nhũng.
- Lại dạy đời rồi. Em có phải trẻ con đâu cơ chứ.
Ông Nha: ừ, lớn lắm rồi.
Hai vợ chồng nói chuyện một lúc rồi đi vào giấc ngủ. Ông Nha mỉm cười vì may mà ông phát hiện kịp thời việc này, rồi không biết hậu quả còn đi về đâu.
 
 
 
 
[1] Khoản 4 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng
[2] Điểm d khoàn 1 Điều 37 Luật phòng chóng tham nhũng
[3] Khoản 2 Điều 19 Luật cán bộ, công chức.
[4] Điểm b, khoản 1 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng.
[5] Điểm a, khoản 1 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng và Khoản 1 Điều 18 Luật cán bộ, công chức.
Các tin đã đưa ngày: