Liên kết website

TẠI SAO TIỀN LƯƠNG PHẢI CÔNG KHAI?

30/12/2016

Phân vai: Huân: Lãnh đạo cơ quan thanh tra -Trưởng đoàn thanh tra Thành: Lãnh đạo cơ quan ương Tuấn: Con trai Thành Chiến: Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn A - Doanh nghiệp nhà nước mà Thành phụ trách quản lý Lý: Kế toán Tập đoàn A. Công: Nguyên trưởng phòng kinh doanh tập đoàn A. Tâm: Nhân viên tập đoàn A Hồng: Nhân viên tập đoàn A Như: giám đốc nhân sự tập đoàn A

Cảnh 1:  Tại phòng làm việc ông Thành
Ông Thành vừa dựa lưng trên chiếc ghế salon, ngẩng mặt lên trời và phì phèo điếu thuốc. Ông đang suy nghĩ xem tháng tới thằng con trai ông sẽ tốt nghiệp đại học sẽ đến đâu làm việc.  Cho nó vào chỗ mình, không được, người ta lại dị nghị. Hay gửi nó sang Bộ khác… nhưng lương nhà nước thấp quá. Chợt ông lóe lên ý nghĩ. À đúng rối cho nó vào Tập đoàn A. Chốt phương án xong. Ông nhấc điện thoại lên gọi:
Thành: Alô! Chú Chiến à. Anh Thành đây.
Chiến: Dạ. Anh à. Em đây ạ.
Thành: Chú dạo này khỏe không? Anh có việc nhờ chú chút.
Chiến: Dạ. Em nghe anh ạ.
Thành: Thằng Tuấn con anh sang tháng nó ra trường. Nó học tài chính. Anh định gửi nó chỗ chú để học việc. Chú xem thế nào?
Chiến: Dạ. Tốt quá ạ. Ai chứ thằng Tuấn thì anh không gửi em cũng đến xin phép anh cho nó vào chỗ em ạ.
Thành: Vậy anh bảo nó đem hồ sơ đưa chú. Có gì chỉ bảo cháu nó giúp anh. Nhưng đừng làm ầm ĩ quá. Ít người biết càng tốt.
Chiến: Dạ….
 
Cảnh 2:  Tại phòng làm việc ông Chiến.
Tuấn cầm bộ hồ sơ cùng với thư giới thiệu của bố đến phòng làm việc ông Chiến. Giơ tay gõ cửa. Cộc cộc… trong phòng vọng ra tiếng.
Chiến: Vào đi.
Tuấn: Cháu chào chú ạ. Cháu là Tuấn con Bố Thành ạ.
Chiến: Ồ. Tuấn à. Ngồi đi cháu. Chú nghe bố cháu nói trước rồi. Thế nào cháu học chuyên ngành gì?
Tuấn: Dạ. Cháu học chuyên Ngành quản trị kinh doanh ạ.
Chiến: Tốt quá rồi và rút điện thoại ra gọi. Alô. Cô như sang phòng anh có việc nhờ.
Như: Dạ.
Như đi sang phòng ông Chiến và ngõ cửa.
Như: Em Như ạ.
Chiến: Vào đi. Cô Như à. Đây là cháu Tuấn con anh Thành. Tuấn sẽ làm việc tại đơn vị chúng ta. Cô làm các thủ tục cho cháu vào làm, bổ nhiệm giữ chức Trưởng phòng kinh doanh cho anh và cho cháu hưởng mức lương như thành viên ban giám đốc cho anh. Điều chuyển chú Công sang làm trưởng phòng an ninh cho anh.
Như: Dạ. Báo cáo anh vậy em có phải đăng báo công khai việc tuyển dụng và báo cáo cấp trên không anh. Vì bữa trước đoàn Thanh tra mới kiểm tra yêu cầu bên mình phải thực hiện nghiêm các quy định về dân chủ cơ sở, niêm yết công khai các vấn đề liên quan đến việc cán bộ, người lao động và phải báo cáo cấp trên xin ý kiến việc bổ nhiệm lãnh đạo cấp Phòng nữa.
Chiến: Không cần đâu. Trên đang yêu cầu chủ trương cắt giảm biên chế mà Anh Thành cũng không muốn ai biết nhiều. Còn việc báo cáo anh nói với anh Thành cũng được rồi.
Như: Dạ. Em sẽ làm theo ý anh ạ.
Chiến: Được rồi. Bây giờ cháu theo Cô như. Cô sẽ chỉ dẫn cụ thể cho cháu.
 
Cảnh 3:  Tại Phòng ăn của Tập đoàn A một tháng sau.
Mùi thức ăn xen lẫn tiếng xì xào ở nơi phòng ăn. Hồng bưng phần ăn của mình đi đến ngồi cùng Tâm và Lý như thường lệ. Vừa ngồi xuống bàn ăn, vừa nói giọng mỉa mai:
Hồng: Chúng mày biết con Nai đẹp trai mới đến Tập đoàn mình không?Bữa tao nên trình mới biết nó là sếp của mình. ông Công chuyển bao giờ tao cũng chẳng biết. ông này hiền, phải tao còn lâu mới chịu sang làm ở cái bộ phận bảo vệ đó.
Tâm: Nghe đâu nó học ở nước ngoài, giỏi lắm nên được tuyển thẳng làm lãnh đạo luôn.
Hồng: Mẹ! giỏi cái gì. Nghe đâu nó là con của ông nào to ở trên gửi gắm chứ có mà đi ngoài ra nước.
Tâm: Vậy à. Thảo nào mà thấy bảo lương của nó cao hơn lương các trưởng phòng khác rất nhiều.
Lý chen ngang: Uh. Em làm lương cho nó em biết. Lương cao gấp đôi các trưởng phòng khác. Em lại nghe đó là con riêng của ông Chiến đấy.
Cuộc tranh luận giữa nhóm bạn vẫn rất sôi nổi về thân thế, mức lương của Tuấn. Người đoán thế này, đoán thế khác cuối cùng Hồng nói:
Hồng: Đến khổ lúc mình vào thì cả làng cả nước cùng biết, đến lúc nó về chẳng ai biết là ai? Cứ đoán ra đoán non thế này không được. Để đến hội nghị cán bộ cuối năm này tao phải chất vấn Bà Như mới được.
 
Cảnh 4:  Tại hội nghị toàn thể cán bộ, công viên chức của Tập đoàn A.
Sau màn giới thiệu đại biểu, đọc báo cáo tổng kết… như các hội nghị hàng năm là đến phần trao đổi, lấy ý kiến người lao động trong tập đoàn. Hồng giơ tay xung phong phát biểu:
Hồng: Em thấy mình vẫn chưa dân chủ như trong báo cáo nói. Tại sao ư. Tại vì em chẳng biết sếp em từ đâu mà đến. Sếp em là người như thế nào? Học hành ra sao? Lúc thì nói cắt giảm biên chế, dọa bọn em thế này thế khác. Đùng cái tuyển một người mới từ đâu đến rồi bảo người đó là sếp của em.
Như: Vội vã lên trả lời câu hỏi. Chắc chị Hồng không cập nhật thông tin thôi. Chúng tôi đã thực hiện đúng quy trình thủ tục mà nhà nước quy định. Đã công khai về việc tuyển dụng và bổ nhiệm đúng quy định.
Hồng lại đứng phắt dậy: Công khai dưới hình thức gì ạ. Niêm yết ở tại đơn vị em không thấy. Tại hội nghị này em cũng không có. Trong thông báo, báo cáo gửi em cũng không thấy…. Em được biết là khi tuyển dụng, bổ nhiệm, xếp lương đối với đồng chí Tuấn cũng không thông báo cho chúng em được biết.
Như lại giật bắn mình, lần này thì Hồng chỉ đích danh Tuấn tại hội nghị. Mà ở dưới có cả ông Thành và nhiều lãnh đạo cấp cao khác, rồi cả trưởng đoàn thanh tra lần trước nữa rồi cầm micrô nói: Tôi đề nghị Chị Hồng xem xét lại, chúng tôi đã thực hiện đúng quy trình thủ tục từ việc tuyển dụng, bổ nhiệm, thông báo công khai theo quy định.
Kết thúc hội nghị vẫn chưa thỏa mãn nguyện vọng của mọi người về việc tuyển dụng, bổ nhiệm tuấn. Cuối cùng ông Huân đứng lên phát biểu và yêu cầu Tập đoàn A phải báo cáo cụ thể về vụ việc chị Hồng vừa phản ánh và sẽ cử đoàn cán bộ xuống để kiểm tra về vụ việc. Kết quả kiểm tra đã chỉ ra một số sai sót liên quan đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm, xếp lương của Tuấn trong đó có những sai phạm trong việc công khai, niêm yết các thông tin buộc phải công khai.
 
NHỮNG VIỆC PHẢI CÔNG KHAI ĐỂ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BIẾT
(Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập)
Điều 7. Những việc phải công khai
1. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
2. Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng của cơ quan, đơn vị.
3. Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan, đơn vị; tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị; kết quả kiểm toán.
4. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức; đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức; các đề án, dự án và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị.
5. Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị đã được kết luận; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật.
6. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
7. Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
8. Kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đưa ra lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
9. Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
Điều 8. Hình thức và thời gian công khai
1. Hình thức công khai
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung phải công khai, các cơ quan, đơn vị áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
a) Niêm yết tại cơ quan, đơn vị;
b) Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị;
c) Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức;
d) Thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các bộ phận đó;
đ) Thông báo bằng văn bản đến cấp ủy trực tiếp, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị;
e) Đăng trên trang thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị.
2. Thời hạn công khai chậm nhất là 03 ngày làm việc, trường hợp đặc biệt không quá 05 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành hoặc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan, đơn vị cấp trên, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật. Đối với văn bản niêm yết tại trụ sở của cơ quan, đơn vị thì phải thực hiện niêm yết ít nhất 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
Các tin đã đưa ngày: