Thời gian gần đây, bầu không khí gia đình nhà chị Hiền trở nên nặng nề, buồn bã vì lo cho chị.
Bà Hà-mẹ chị Hiền hết than ngắn lại thở dài mếu máo nói trong nước mắt:
Bình thường mày cũng giỏi dang, lanh lợi lắm mà sao trong chuyện này mày ngu xi, đần độn thế hả con? Giang dở đời mày đã đành, đến cả đứa con cũng giang dở nốt, biết có đưa được nó về bên mình hay không hả con?
Ông Hải (vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ nói như mắng bà Hà) bà nói ít thôi, mấy ngày nay bà cứ lải nhải nhức cả đầu.Chuyện nó đã rồi, con Hiền nó có muốn thế đâu, điều quan trọng bây giờ là phải nghĩ cách đưa bằng được thằng Đức về với mẹ nó và đi làm giấy khai sinh, nhập quốc tịch Việt Nam kìa.
Bà Hà: cách nào được? ông giỏi thì ông làm đi ...
Ông Hải (nhíu mày khó chịu nhưng không nói câu nào), còn chị Hiền vẫn ngồi khóc thút thít nơi góc nhà.
Bầu không khí gia đình đang im lặng đến khó thở thì bỗng có tiếng người gọi ngoài cổng:
Minh: Bác Hải ơi! Bác Hải ơi!
Ông Hải (đứng dậy bước ra ngoài xem đó là ai) ờ, Minh à?Về bao giờ thế cháu?
Minh: dạ cháu về chiều qua.
Ông Hải: công việc nhiều hay sao mà dạo này ít về thế?
Minh: Vâng ạ. Lâu cháu không về, cháu có túi quà để cô chú thắp hương cho ông bà.
Ông Hải: ừ, vào nhà ngồi uống nước, đưa đây bác thắp hương các cụ cho
Minh, dạ vâng, đây ạ.
Minh vừa nói vừa trao túi quà cho bác Hải, anh bước chân vào nhà.
Anh Minh: cháu chào bác gái, em chào chị!
Bà Hà: Minh về đấy hả con, ngồi uống nước đi con (bà vừa nói vừa gạt vội giọt nước mắt đang lăn, còn chị Hiền từ nãy giờ vẫn ngồi trong góc nhà dấm dứt khóc).
Chị Hiền: Em về chơi à?
Minh thấy không khí gia đình căng thẳng, nặng nề vội hỏi.
Minh: nhà mình có chuyện gì vậy 2 bác, chị Hiền, sao chị lại khóc sưng mắt thế kia?
(Lúc này ông Hải vừa bày túi quà lên bàn thờ lầm rầm khấn vái rất lâu, chẳng hiểu ông cầu điều gì mà ông đứng trước bàn thờ các cụ lâu hơn mọi ngày. Khấn xong rồi ông mới đến bên bàn uống nước, vừa pha trà, vừa kể chuyện mang đậm chất thở than).
Ông Hải: chuyện gì, chuyện to, chuyện nhỏ, cái nhà này có lúc nào hết chuyện đâu, lần này thì chuyện to tày trời rồi con ạ.
Minh: Sao vậy bác? Chuyện gì mà làm cho cả nhà ta như có đám thế này?
Ông Hải: Chuyện của chị Hiền nhà anh. Anh hỏi nó sẽ rõ.
Minh: chị à, chuyện gì chị kể em nghe xem em có giúp gì được chị không?
Chị Hiền (mếu máo) chị chắc mất con quá. Chuyện đời tư của chị thì chú biết rồi đấy. Từ ngày yêu và có con với anh Lưu nhưng chưa đăng ký kết hôn, chị đã trải qua nhiều cảm giác vui buồn và đến giờ là thất vọng hoàn toàn.
Chị và anh Lưu (quốc tịch Trung Quốc) có quan hệ tình cảm với nhau từ tháng 4-2015 đến tháng 5-2016 thì chia tay. Lúc đó chị có bầu được sáu tháng. Dù chia tay nhưng chúng tôi vẫn liên lạc thăm hỏi nhau. Đến ngày 14-8-2016, chị sinh em bé ở Bệnh viện tỉnh C, chị có thông báo cho anh Lưu biết việc này, bởi anh là cha ruột của bé. Anh Lưu đến bệnh viện thăm chị và con, trong khi chị còn đang yếu thì anh Lưu tự ý đi lấy giấy chứng sinh của con để đi làm giấy khai sinh tại Lãnh sự quán Trung Quốc, ghi tên cha là anh Lưu, sau đó anh làm luôn hộ chiếu cho bé.
Về việc đăng ký khai sinh cho con, nhập quốc tịch Trung Quốc cho bé chị hoàn toàn không biết, không được hỏi ý kiến gì.
Kể từ khi em bé ra đời, giữa chị và anh Lưu chỉ còn mối quan hệ cùng hợp tác để nuôi con, không còn chút tình cảm nào. Thời gian đầu chị ở nhà, anh Lưu thường đến thăm con vào ban ngày.
Sau đó, anh Lưu muốn được thuận tiện trong việc chăm sóc con nên thuê nhà trên Thành phố cho mẹ con chị ở.
Trong suốt thời gian đó, chị luôn muốn được đi đăng ký khai sinh cho con tại các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam nhưng luôn bị anh Lưu từ chối.
Đến cuối tháng 11-2016, trong một lần anh Lưu đến thăm con, lợi dụng lúc chị đi ra ngoài có công chuyện, anh Lưu mang bé về nơi anh đang tạm trú và không đưa bé trở lại.
Những ngày tiếp theo, anh Lưu ngăn cản chị đến thăm con. Chị nhiều lần đến nơi anh Lưu ở để yêu cầu được gặp con nhưng bảo vệ và các nhân viên của anh không cho phép.
Tháng 12-2016, chị quyết định đi đăng ký khai sinh cho con theo đúng pháp luật hiện hành tại UBND xã A, huyện B, tỉnh C nhưng cán bộ tư pháp xã A từ chối cấp giấy khai sinh cho bé theo quốc tịch Việt Nam.
Họ nói bé đã có giấy tờ tùy thân và là công dân Trung Quốc, họ cũng từ chối luôn việc nhập quốc tịch Việt Nam cho bé.
Theo cơ quan tư pháp của tỉnh C, khoản 4 Điều 5 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này”.
Họ cho rằng bé được đăng ký hộ tịch tại lãnh sự quán Trung Quốc, nên UBND xã A không thể khai sinh cho bé được.
Chị buồn lắm em ạ. Bây giờ chị phải làm sao đây?
Minh (giọng thông cảm và an ủi): Chị à! Việc này vẫn còn hy vọng mà, mình vẫn có thể yêu cầu làm giấy khai sinh cho bé và nhập quốc tịch Việt Nam được.
Mới nghe đến đây cả gia đình ông Hải như được hồi sinh, ai cũng tò mò muốn biết lý do vì sao và phải làm cách nào để hoàn thành thủ tục cho con cháu.
Minh: Theo quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch năm 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong trường hợp trẻ em được sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
Khoản 1 Điều 36 Luật Hộ tịch năm 2014 nêu rõ: “1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.
Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân”.
Trong trường hợp của chị, nếu cha đứa trẻ lựa chọn quốc tịch Trung Quốc cho con thì cần có sự đồng ý của người mẹ là chị.
Sau khi nghe chú Minh tư vấn về việc làm giấy khai sinh và nhập quốc tích cho bé thì cả nhà ông Hải đều mang trong mình niềm tin và hy vọng vào tương lai. Trong ông, cũng như chị Hiền-con ông, bà Hà-vợ ông thì một lần khai nhãn về pháp luật cũng làm cho mình tự tin hơn vào cuộc sống.