Liên kết website

CHỈ VÌ THIẾU BÌNH TĨNH

29/12/2017

Nhân vật: Chị A Mẹ A: bà S Ông T: anh trai bà S (bác của bà A) Bà D: Vợ ông T.

Sáng sớm, A ra chợ mua cháo cho mẹ thì gặp ông T, A có nói là mẹ mình muốn gặp ông T. Sau đó A về nhà mẹ để mang cháo cho mẹ thì gặp ông T và vợ là bà D đang ở nhà bà S và hai bên cãi vã và có xảy ra xô xát.
Cảnh 1: Tại nhà mẹ bà A
Ông T đã túm tóc và lấy tay tát bà S, bà D lấy dép đánh vào người của bà S. Dẫn đến bà S phải đi điều trị tại Trạm y tế xã C. Sau đó đi khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện và mua thuốc về nhà tự uống theo hướng dẫn của bác sỹ khám.
Tổng số tiền mà bà S yêu cầu ông T và bà D phải liên đới bồi thường là 1.637.000đồng, bao gồm tiền khám, tiền thuốc và tiền không lao động trong thời gian nghỉ.
Bà A yêu cầu ông T và bà D phải bồi thường số tiền trên cho mẹ mình nhưng ông T, bà D không đồng ý và cũng không sang thăm hỏi, xin lỗi bà S.
Thấy thế, bà A và mẹ vô cùng bức xúc, viết đơn, khởi kiện ông T và bà D yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nghe tin bà A và bà S khởi kiện vợ chồng mình, ông T cũng đã hỏi han đứa cháu làm luật sư để tìm hiểu ông T có được khởi kiện ngược lại đòi bà S bồi thường thiệt hại không vì bà S cũng đã dùng tay cào vào da mặt vùng xung quanh mắt, khiến ông bị chảy nhiều máu phải vào viện khám và mua thuộc điều trị, tổng chi phí khám chữa bệnh và tiền công những ngày nghỉ dưỡng thương không lao động là 1.400.000 đồng.
Cảnh 2: Tại nhà ông T
Ông T lấy điện thoại ra gọi ngay cho đứa cháu.
Ông T: Alo. K phải không? Bác T đây? Cháu có đang bận gì không bác hỏi chút chuyện?
K: Dạ, Bác cứ nói đi ạ, cháu nghe đây ạ.
Ông T trình bày lại sự việc. K nghe xong rồi nói, thế bây giờ bác muốn khởi kiện lại bà S ạ?
Ông T: đúng thế, cháu xem pháp luật có cho phép như thế không, chứ không thể để cho bà ta vừa đánh trống vừa la làng được.
K: Vâng. Bác đợi cháu một chút ạ.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn.
Như vậy, pháp luật cho phép bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Tức là bác có thể đưa ra yêu cầu phản tố đối với bà S bác ạ.
Ông T: được rồi, nếu thế thì để bác yêu cầu phản tố lại bà S.
K: Bác ơi, bác cứ bình tĩnh đi ạ. Dù gì hai bên gia đình cũng là hàng xóm, láng giềng, chỉ vì một vài câu nói lúc không bình tình mà xảy ra cãi vã, xô xát dẫn đến cả 2 bác đều bị thương. Chuyện cũng đã xảy ra rồi, cháu nghĩ hai bên nên bình tĩnh, nói chuyện với nhau chứ đưa nhau ra tòa phiền phức mà dân làng người ta lại nói ra nói vào bác ạ. Hơn nữa, cả hai bác đều bị thương, vết thương thì cũng không quá lớn, chi phí khám chữa bệnh của hai bên đều hơn một triệu, bác xem có nên kiện nhau ra tòa không ạ.
Ông T: Nhưng cháu xem, bà ta đã khởi kiện bác rồi kìa. Bác cũng bị bà ta đánh đến chảy máu chứ đâu.
K: Vâng. Cháu biết ạ. Dù gì cháu cũng là quen biết nhà bác S. Cháu sẽ nói thêm để bác S rút đơn khởi kiện ạ.
Ông T: Tùy cháu, nếu bà S không rút đơn thì bác sẽ có yêu cầu phản tố đấy.
K: Cháu sẽ thuyết phục bà S rút đơn, để hai bác giải hòa ạ.
Ông T: Thế thôi cháu làm việc tiếp đi.
K: Dạ vâng. Cháu chào bác ạ.
Cảnh 3: Cuộc hội thoại giữa K và bà S.
Nhân dịp cuối tuần, K có về nhà và sang nhà bà S chơi, tiện thể hỏi thăm tình hình sức khỏe bà S.
Ngồi nói chuyện với K, bà S cũng kể lại sự việc. K cũng chia sẻ với bà S và cũng khuyên bà rút đơn khởi kiện để còn giữ tình làng nghĩa xóm. Chỉ vì chút hiểu lầm mà hai bên xô xát khiến cả hai bác đều bị thương.
K cũng quay sang với với chị A rằng: Chuyện đã xảy ra như vậy, chỉ là do mọi người thiếu bình tĩnh dẫn đến cơ sự đó. Bây giờ đưa nhau ra Tòa thì sau này không thể nhìn mặt nhau nữa. Hơn nữa, ra tòa tốn kém tiền đi lại, án phí. Mà nhà bác T cũng đã đồng ý giải hòa nếu nhà bác rút đơn rồi. Bác và chị suy nghĩ lại, rút đơn khởi kiện rồi hai bên ngồi nói chuyện bình tĩnh với nhau.
K ngồi hỏi han một lúc, rồi quay sang: thôi bác và chị cứ suy nghĩ, có gì thông tin cho cháu biết ạ.
Cảnh 4: Cuộc hội thoại giữa chị A và bà S
Sau khi K về, chị A có tâm sự với mẹ.
Chị A nhìn mẹ rồi nói: thôi mẹ ạ, dù gì chú T cũng bị thương, phải khám, chữa trị như mẹ, đưa nhau ra kiện cũng không hay. Mà chú T đã ngỏ ý hòa giải như vậy thì mẹ nguôi giận, rút đơn khởi kiện, cho chú T cơ hội nói chuyện xin lỗi mẹ ạ.
Bà S: con đã nói thế thì mẹ cũng đồng ý thôi. Chỉ mong sau này cô chú ấy đừng có động tay, động chân, ăn nói phải suy nghĩ.
Sau đó vài ngày, chị A có liên hệ với K nhờ sắp xếp gặp chú T để nói chuyện.
Cảnh 5: Buổi gặp gỡ giữa bà S và ông T
K đến sớm, qua nhà ông T đưa ông T sang gặp bà S. Hai người lúc đầu nhìn nhau còn gượng. K nhanh trí trình bày:
Hôm nay, cháu đưa bác T qua đây, trước là thăm hỏi tình hình sức khỏe bác S, sau là nói chuyện về việc khởi kiện vừa qua.
Ông T: Tôi đã không bình tĩnh, có gì mong bà bỏ qua, rút đơn khởi kiện.
Bà S: Lúc đấy tôi cũng không bình tĩnh, gây thương tích cho ông, tôi đã bàn với con gái sẽ rút đơn khởi kiện.
Nói thế rồi ngay hôm sau, bà S đã rút đơn khởi kiện. Hai bên đã làm lành với nhau như trước và tỏ ra ngại ngùng vì những phút giây thiếu bình tĩnh dẫn đến cả hai người đều bị thương như vậy.
Các tin đã đưa ngày: