Chuyện là ông Kỷ muốn làm đơn xin xây dựng trang trại chăn nuôi đằng sau ngôi nhà ông đang ở, trong diện tích đất của ông.
Tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã
Cô cán bộ xã: Ông Chủ tịch xã bận họp, ông Phó Chủ tịch xã đang phải tiếp cấp trên, chú sang phòng ông Thư ký xã xem sao (hỏi loang quanh ông Kỷ cũng tới được phòng Ông Thư ký).
Ông Thư ký: Anh tới có việc gì?
Ông Kỷ: tôi tới xin anh giấy phép xây dựng chuồng trại để mở rộng chăn nuôi.
Ông Thư ký: Tôi hỏi anh để nắm được tình hình còn báo cáo lên cấp trên, bây giờ cả Chủ tịch và phó Chủ tịch đều bận, hẹn anh buổi chiều đến làm việc nhé.
Buổi chiều tại UBND xã.
Khi ông Kỷ đến, ông thư ký vắng mặt, nên ông gặp ông Phó Chủ tịch xã.
Ông Kỷ lột mũ, bắt đầu trình bày.
Ông Kỷ: tôi muốn xin giấy phép xây dựng trang trại, bây giờ tôi phải làm gì?
Ông Phó chủ tịch xã: Sao không có sổ đăng ký hộ khẩu?
Ông Kỷ: Phải có sổ đấy à? Vậy tôi về lấy ngay đây.
(Tôi vội vã chạy xe về nhà lấy sổ hộ khẩu, trở lại thì... hết giờ làm việc, đành chờ hôm sau)
Sáng hôm sau tại UBND xã:
(Ông Kỷ đang loay hoanh đỗ xe thì có một chiếc xe máy đỗ ngay bên cạnh mình, ông Kỷ nhìn sang thì:)
Ông Kỷ: Ô, anh Chủ tịch
Ông Chủ tịch xã: Ô, anh Kỷ, anh đi đâu thế?
Ông Kỷ trình bày đầu đuôi câu chuyện cho ông Chủ tịch xã nghe
Ông chủ tịch xã: Ô, cái này chúng tôi chỉ có thể cho anh cái giấy xác nhận rồi anh phải lên Huyện mới làm được nhé.
Ông Kỷ: (Ông Kỷ đứng tần ngần) Phải lên tận huyện cơ à?
Ông Chủ tịch xã: vâng, nhưng anh đã mang giấy tờ theo chưa? Vào đây tôi xác nhận cho.
Ông Kỷ: Có, tôi mang đây, (ông đưa ra sổ hộ khẩu gia đình)
Ông Chủ tịch xã: (nheo mắt đọc) Làm như chúng tôi quan liêu vậy, anh ở thôn xóm nào, gia đình ra làm sao sao chúng tôi chẳng lẽ không nắm được vậy anh đưa sổ hộ khẩu làm gì?". Nhưng tôi cần cái sổ chứng nhận quyền sử dụng đất của anh.
Ông Kỷ lại về nhà, và khi trở lại, phường vừa nghỉ trưa.
Chiều đến tại UBND xã: ông không mang sổ hộ khẩu, cán bộ xã yêu cầu ông Kỷ về nhà lấy sổ hộ khẩu....
Mất hai ngày, cuối cùng tôi cũng xin được cái giấy gồm vẻn vẹn một câu: Chứng nhận ông Nguyễn Văn Kỷ ngụ tại Thôn Y, Xã X, Huyện Z.
Lên huyện, hết phòng nọ , ban kia khiến ông đi vài vòng lên xuống cầu thang mới tìm được Phòng Quản lý Nhà đất.
Cán bộ huyện 1: (vừa xem hồ sơ, vừa nghe ông Kỷ trình bày) Tôi lo tổng quát, vụ sửa nhà thuộc ông kia. Đồng ý về nguyên tắc cho ông xây trang trại (rồi ký tên và đóng dấu).
Ông cán bộ huyện 2: (vẫn đòi ông Kỷ báo bẩm dù đã nghe trình bày rồi) Tôi lo việc sửa nhà tổng quát, ông bàn số 3 sẽ quyết cho ông. (Ông cũng ký cho phép một cách tổng quát, có đóng dấu hẳn hoi).
Ông Kỷ qua bàn số 3: (lại báo bẩm ). Ông kìa
Ông cán bộ huyện 3: Tôi lo sửa nhà cấp huyện, còn nhà ông thuộc cấp xã nên ông sang bà số 4, đó là người làm cho ông. (Bàn này không ký tên đóng dấu)
Ông Kỷ sang bàn 4
Cán bộ huyện 4: (mặt mũi khó đăm đăm) Chứng minh nhân dân của ông đâu? Hồ sơ ông còn thiếu một cái quan trọng: không có bản vẽ trang trại. Anh qua Tổ Thiết kế làm việ rồi quay lại đây.
Ông Kỷ nhìn quanh để tìm Tổ thiết kế, Thấy anh này có vẻ sáng sủa thoải mái. Chợt trí thông minh của ông loé lên. Ông bèn mời anh tổ thiết kế ra ngoài làm tách cà phê, tặng cái phong thư. Trở vào, Anh tổ thiết kế hướng dẫn ông một cách nhiệt tình sau đó ký tên, đóng dấu. (Tất nhiên, ông phải nộp tiền bản vẽ.)
Và, thật là một buổi sáng hạnh phúc - tất cả, sau tách cà phê - được giải quyết không quá 30 phút.
Năm năm sau:
Mấy hôm nay, ông cứ nghe báo đài và loa truyền thanh thôn cứ gia giả nói về cái QUYẾT ĐỊNH ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 mà ông chưa thể hình dung nó ra làm sao, cũng từ ngày ông chạy trọt giấy tờ xây dựng trang trại đến nay ông chưa một lần lên chính quyền xin giấy tờ gì khác, bởi tất cả đều do vợ con ông lo.
Nhưng năm nay, ông quyết định bán cái cơ ngơi này để đi theo con cháu. Ông bà đã già cả, con cháu ông thì đề huề, không đứa nào chịu về quê để nối nghiệp ông. Vậy là một lần nữa ông quay lại với cơ quan chính quyền làm thủ tục bán đất, bán nhà. Đến phòng tiếp dân ông thấy tấm biển đề "một cửa một dấu" khiến ông tò mò. Vì rút kinh nghiệm để đời nên lần này đi ông chuẩn bị giấy tờ rất kỹ càng, không thiếu một loại giấy tờ nào.
Vào "một cửa", ông thấy có sự thay đổi: các bàn lẻ dồn lại một bàn to. Vẫn những gương mặt ngày nào, nhưng bây giờ mặt họ không lạnh như ngày xưa. Họ phân chia công việc rất hợp lý:
Cán bộ huyện 1: ông cho tôi xem giấy tờ (anh này nhận và xem xét giấy tờ của ông một cách kỹ càng. Xong phần việc anh ta cho ông một giấy hẹn: chiều đến lấy)
Buổi chiều khi ông Kỷ tới, ông chú ý quan sát thấy: anh cán bộ huyện 2 chạy đi đâu đó 1 lúc trở về, cứ ngồi rập dấu lia lịa. Xong anh chuyển sang cho anh cán bộ 3, anh này
Cán bộ huyện 3: Nguyễn Văn Kỷ lên nhận hồ sơ. (Ông Kỷ nhanh chân bước lên). Anh nộp tiền phí hộ tôi, phí của anh hết.......nghìn.
Ông Kỷ nộp tiền phí xong nhận hồ sơ ra về, ông không nghĩ thủ tục của ông lại chỉ giải quyết trong một ngày. Ông cầm hồ sơ đi về mà lòng phơi phới, ông ngâm nga hát bài “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay”.