Thủy (Vừa đi vừà nói): Anh nhớ lời em dặn nhé. Lát nữa vào là phải cương quyết nghe chưa?
Tài: Anh biết rồi.
Thủy: Muốn lấy được đất là không còn anh em gì nữa đâu nhé. Không lấy được đất không giải quyết được nợ nần thì vợ chồng phải bỏ xứ mà đi đó anh ạ.
Tài: Ừ, biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Quốc: Anh chị mới đến ạ.
Tài: Ừ.
Quốc: Em ơi. Anh chị đến chơi.
Phong (từ nhà trong đi ra ngoài): Ôi, anh chị mới sang ạ. Để em làm cơm, anh chị ăn với vợ chồng em luôn ạ.
Tài: Thôi...thôi...thôi...không cơm nước gì nữa.
Thủy: Anh chị sang đây là có tí việc muốn trao đổi với cô chú.
Quốc + Phong (đồng thanh): Dạ, có chuyện chi vậy ạ?
Tài: Tình hình là...
(Giặm kể)
Bố mẹ không còn nựa
Em thì đã có chồng
Giờ nhà cửa đất đai
Anh phải về tiếp quản
Để anh về tiếp quản.
Thủy: Nghe chưa. Thuyền theo lái gái theo chồng. Theo chồng mà về quê. Còn đất đai nhà của ở đây là của anh chị...nha...
Phong: Trời! Sao anh chị lại nói vậy. Đất đai, nhà cửa là bố mẹ cho em thì em ở đây, chứ em không đi đâu cả. Tai sao lại đuổi vợ chồng em?
Tài: Không phải đuổi mà Cô đã lấy chồng rồi, xuất giá tòng phu. Thì về bên chồng chớ ở đây làm gì nữa.
Phong: Anh chị ạ. Bố mẹ để lại cho vợ chồng em ngôi nhà để có chỗ nương thân, mà trong di chúc bố mẹ cũng ghi rất rõ ràng đây.
Thủy: Chà! Cô đừng có đưa di chúc ra mà dọa đây nha. Chỉ là tờ giấy viết tay thì có tác dụng gì. Anh hẹ.
Tài: Ừ, chỉ là tờ giấy viết tay mà.
Quốc: Anh chi ạ. Anh chị làm như vậy là không đúng.
Tài: Chú được lợi thì chả không đúng.
Quốc: Nếu anh chị nói vậy thì để em đi mời tổ hòa giải về có gì họ sẽ giải thích cho chúng ta rõ.
Thủy: Giỏi thì đi mời về đây...lắm chuyện.
Quốc đi ra khỏi nhà để mời tổ hòa giải.
Tài: Thôi, đừng nói lèo nhèo nựa. Vào thu gom đồ đạc, về quê chồng mà ở.
Thủy: Để...để...chị giúp một tay. (Thủy vứt đồ trên bàn xuống).
Phong: Anh... Em là em gái của anh mà. Bố mẹ mất rồi sao anh nở đối xử với em như vậy?
Phong: Bố ơi...
(Thơ)
Tình nghĩa anh em máu mũ ruột rà
Em ngã anh nâng anh giỗ dành đùm bọc
Vậy mà giờ đây anh nở bỏ tình cạn nghĩa
Sống thác mặc em sao anh nở đuổi em ơ đi…
(Tứ hoa)
Bố mẹ linh thiêng về chứng kiến cảnh tình
Con của bố giờ cạn tình hết nghĩa
Sống thác mặc em để tranh dành tiền của
Danh lợi vô thường anh nghĩ lại anh ơi...
Sao có tình đất không có tình người
Đất vô giác người với người mãi mãi
Sống có tình thương để phúc dày con cháu
Mội giọt máu đào hơn ao nước lã đó anh...
Tài (ngập ngừng): Thì...thì...
Thủy (Kéo Tài trấn an): Anh cẩn thận không mất đất dừ. Nhớ lời em dặn nựa không? Mà này...này... Nói chi thì nói chơ đất đây giờ là của chúng tôi.
Quốc cùng tổ hòa giải vào
Quốc: Mời các anh chị vào đây.
3 Hòa giải viên: Chào gia đình.
Hằng: Chúng tôi là tổ hòa giải của địa phương, nghe anh Quốc báo cáo sự việc của gia đình nên chúng tôi đến để giúp đỡ gia đình.
Tài: Có chuyện gì đâu, đất của tôi thì tôi lấy thôi.
Phong: Các anh chị ơi giúp vợ chồng em với anh chị của em muốn đuổi vợ chồng em ra khỏi nhà.
Hương: Thật vậy ạ anh Tài?
Thiết: Sao lại như thế được?
Tài: Ờ thì...
(Giặm kể)
Đất của bố mẹ để lại
Con trai hưởng là đúng rồi
Cô là con gái thì có đâu
Đi lấy chồng ơ là hết
Về nhà chồng ơ là hết.
Thủy: Ừ, về nhà chồng là hết.
Hằng: Anh Tài chị Thủy ạ. Tình cảm anh em ruột thịt, đáng lẽ khi bố mẹ mất thì anh phải là người đứng ra thay bố mẹ để chăm sóc giúp đỡ em chứ đằng này anh lại đi tranh dành với em. Ông bà nơi chín suối mà biết được thì sẽ rất buồn đó anh ạ.
Tài: Vậy thì cho tôi hỏi. Tình cảnh gia đình chúng tôi như thế này thì phải giải quyết như thế nào?
Thủy: Nhưng mà đây là không chịu thiệt đâu nha.
Thiết: Thế này anh chị ạ. Di chúc của ông bà để lại là hoàn toàn có cơ sở pháp lý vì hai ông bà đã tự lập di chúc và có chứng thực của chính quyền địa phương.
Hằng: Trong di chúc tài sản của ông bà để lại là một thửa đất có diện tích 500 m2 trong đó có căn nhà trên đất 100m2. Chị Phong được hưởng căn nhà100m2 và 50m2 đất vườn. Như vậy, chị Phong được hưởng phần di sản này là hợp pháp.
Hương: Còn lại 350 m2 đất ông bà chia cho anh là 250m2, còn lại 100m2 chưa định đoạt trong di chúc. Do đó, theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 thì phần đất 100 m2 này sẽ được chia theo pháp luật.
Thủy: Sao lại thế được? Đất là của chúng tôi chứ, chia chác gì nữa.
Thiết: Ông bà phân chia như vậy là có lý do cả đó.
Thủy: Lý do gì mà vô lý thế?
Tài: Kìa em. Để họ giải thích xem thế nào.
Hương: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trong 100m2 đất còn lại, anh Tài và chị Phong mỗi người được hưởng một nửa.
Thủy: Thôi thì cho là phần của Cô thì Cô lấy, còn phần đất đó là của chúng tôi chứ, chia gì nựa?
Thiết: Ý chị Phong thế nào?
Phong: Anh chị ạ. Theo di chúc của bố mẹ thì cho em xin căn nhà và mảnh đất 50m2 bố mẹ cho. Còn lại 100m2 đất thừa kế thì em xin nhường lại cho anh chị.
Hằng: Anh Tài chị Thủy ạ.
(Thơ)
Sống ở đời cái tình mới là đáng quý
Tiền bạc là phù du, vật chất là xa xỉ
Sống tranh dành ganh đua mọi mặt
Thác xuống rồi có mang theo được đâu anh ơ ơi...
(Tứ hoa)
Tình nghĩa anh em gắn bó một đời
Nay hơn thiệt miếng đất rồi bỏ nghĩa
Chị ngã em nâng là tình thân nghĩa trọng
Bát nước đổ đi rồi có lấy lại được đâu...
Tài: Nghe tổ hòa giải phân tích thấu tình đạt lý như vậy. Bây giờ chúng tôi đã hiểu. Vợ... Đất đai, tiền của để làm gì? Chẳng phải bố mẹ rồi cũng rời xa ta đó sao?
Thủy: Vâng. Em hiểu rồi anh ạ.
Tài: Chúng ta hãy thương lấy em của mình.
Phong (nói trong xúc động): Anh...chị...
Tài: Cảm ơn tổ hòa giải đã giúp chúng tôi giải quyết được vướng mắc mâu thuẩn trong gia đình. Chúng tôi xin cảm ơn các anh các chị!
Thiết: Anh Tài, chị Thủy có thắc mắc gì nữa không?
Tài+Thủy: Không ạ. Chúng tôi nhất trí.
Hằng: Vậy tôi đã viết biên bản đây rồi, mọi người hãy ký vào biên bản hòa giải thành. Phong này, sau khi mọi người ký biên bản hòa giải thành này rồi, em có thể mang ra Tòa án nhân dân huyện để yêu cầu công nhận đấy.
Phong: Thật thế hả chị?
Thiết: Đúng thế, không phải là mình nghi ngờ gì anh Tài, chị Thủy đâu, nhưng biên bản này mà được Tòa án công nhận thì có giá trị pháp lý cao lắm đấy, như Quyết định của Tòa án, mọi người phải chấp hành.
Tài: Tổ hòa giải lại nghĩ tôi lật lọng sao mà bày cho em Phong làm thế?
Thiết: Không phải không tin tưởng anh chị, nhưng pháp luật quy định thế mình cứ làm để ổn định. Anh chị không lật lọng thì ngại gì việc em Phong mang đi công nhận. Có phải không chị Thủy?
Thủy: Vâng, phải rồi, đã thỏa thuận thì cứ thế thực hiện, cô Phong cứ mang biên bản này ra Tòa công nhận nhé./.