Liên kết website

Xét xử vụ việc khi không có điều luật áp dụng

29/12/2015

Hôm nay, anh Bình lại ngồi làm việc với đồng hồ sơ chất cao trên bàn. Kể từ khi trở thành thẩm phán tòa dân sự, ngày nào anh Bình cũng phải xử lý hàng loạt hồ sơ vụ kiện tụng, tranh chấp khác nhau, lần nào anh cũng có thể giải quyết ổn thỏa, hợp tình, hợp lý được các bên đồng thuận, tự nguyện chấp hành. Nhưng hôm nay, lần đầu tiên anh gặp phải một vụ án làm anh phải đau đầu suy nghĩ như vậy. Đúng lúc đang phân vân suy nghĩ thì có tiếng gọi:

- Sao mặt mày đăm chiêu thế, gặp việc gì khó à, có cần anh chỉ cho mấy chiêu không?

Nhìn theo tiếng gọi thì ra là anh Dương, chánh án tòa dàn sự. Bình vội nói:

- A, anh Dương. Em cũng đang có chuyện muốn thỉnh giáo anh đây.

- Rồi muốn hỏi gì thì cũng phải có chén trà cho ngọt giọng đã chứ.

- Đây em vừa mua một gói ché mới, mời anh dùng thử xem chất lượng có hơn chè bọn mình hay uống không nhé?

Sau khi pha trà và mời anh Dương, Nam liền nói:

- Em muốn hỏi anh trường hợp này anh xem mình có thụ lý không. Vụ tranh chấp này em tìm khắp các văn bản luật không thấy có quy định nào điều chỉnh cả. Theo em biết thì từ xưa tới này khi vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng thì tòa án mình sẽ không thụ lý đúng không anh? Nhưng mà vụ này nếu không thụ lý thì em lại thấy tội cho nguyên đơn quá nên em cứ suy nghĩ mãi.

- Ừ chú nói đúng một phần thôi. Đùng là hồi trước khi vụ việc mà không có điều luật điều chỉnh thì tòa án sẽ từ chối thụ lý. Nhưng theo quy định mới trong Bộ luật tố tung dân sự năm 2015 thì trường hợp này vẫn được thụ lý.

- Quy định ở Điều nào vậy anh.

- Cái này quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng ở đây được hiểu là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Và việc giải quyết vụ việc dân sự này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

- Thế luật quy định giải quyết những vụ này thế nào, anh

- Việc giải quyết các vụ này được Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định tại mục 3 Chương 3 gồm 03 điều quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án; trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết; và nguyên tắc giải quyết đối với những vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng.

- Anh nói cụ thể hơn đi.

- Thế này nhé về nguyên tắc xác định thẩm quyền của tòa án thì cũng áp dụng theo các quy định về thẩm quyền của tòa án các cấp như đối với các vụ việc thông thường được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự. Về trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng cũng được thực hiện theo quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Thế còn nguyên tắc giải quyết thì sao anh. Bình liền ngắt lời. Đấy là cái em muốn biết nhất đấy.

- Ừ rồi, chú cứ bình tĩnh, anh sẽ nói cho chú ngay đây. Nguyên tắc giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được dựa trên việc áp dụng tập quán, tương tự pháp luật và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.

- Mấy cái này áp dụng thế nào?

- Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự năm 2015. Các nguyên tắc này bao gồm:

   + Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

   + Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

   + Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

   + Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

   + Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự này, các đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Và tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự. Tập quán áp dụng phải là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.

- Thế còn về áp dụng tương tư pháp luật khi nào anh

- Áp dụng tương tự pháp luật được tòa án thực hiện để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định pháp luật mà anh đã nói ở trên. Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

- Em hiểu rồi thế còn áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng thì sao. Cái này em mới nghe lần đầu.

- Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì anh đã nói rồi đấy. Còn án lệ sẽ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố. Đối với lẽ công bằng thì được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó. Đấy giờ thì chú đã biết cách giải quyết vụ này chưa. Không còn gì phải đắn đo nữa nhé

- Em cảm ơn anh. Em không ngờ Bộ luật tố tụng dân sự mới lại có sự thay đổi này làm em cứ phải lăn tăn vụ này mãi.

- Anh đánh giá đây là một thay đổi rất có giá trị của Bộ luật tố tụng dân sự đấy nhé. Quy định này rất mang tính nhân văn, bảo đảm được các quyền dân sự của công dân, vừa phù hợp với các chuẩn mực pháp luật tiến bộ của thế giới. Nó sẽ góp phẩn thực hiện được mục đích đạt được lẽ công bằng của người dân khi đến tòa án. Nhưng thế này thì chú còn phải bận dài dài đấy.

- Anh cứ yên tâm, cái này em lo được.

Các tin cũ hơn
Các tin đã đưa ngày: