Liên kết website

Một số nội dung mới trong tổ chức, hoạt động và quản lý Hội

11/10/2024

Qua hơn 13 năm thực hiện, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP đã bộc lộ bất cập, hạn chế. Để bảo đảm bao quát, điều chỉnh toàn diện những vấn đề phát sinh trong thực tiễn tổ chức, hoạt động của hội, kịp thời đáp ứng những yêu cầu đặt ra của công tác quản lý nhà nước trong tình hình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

Nghị định này có một số điểm mới về quyền và nghĩa vụ của hội; thẩm quyền giải quyết các thủ tục về hội; chức trách, nhiệm vụ ban chấp hành, ban thường vụ, tiêu chuẩn, điều kiện chủ tịch, phó chủ tịch hội; hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cơ sở dữ liệu về hội; thành lập hội…

Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ của hội. Bổ sung quyền được cấp chứng chỉ khác liên quan đến hoạt động của hội khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; bổ sung một số nghĩa vụ, trách nhiệm của hội về nội dung không công nhận, vinh danh, suy tôn, phong tặng các danh hiệu gây tranh cãi, nhầm lẫn với danh hiệu của Nhà nước; việc thực hiện chế độ kế toán, kiếm toán, thống kê; việc quy định này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về hội.

Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết các thủ tục về hội. Việc phân cấp thẩm quyền được quy định tại Điều 15 của Nghị định, trong đó Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc có đảng đoàn; Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác về thành lập, phê duyệt điều lệ hội. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã.

Thứ ba, về chức trách, nhiệm vụ ban chấp hành, ban thường vụ, tiêu chuẩn, điều kiện chủ tịch, phó chủ tịch hội. Thể chế hóa Quyết định số 118-QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và qua quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước, cũng như tạo điều kiện để hội có cơ sở lựa chọn người đứng đầu hội đáp ứng yêu cầu trong hội nhập và phát triển đất nước; đồng thời đảm bảo những người giữ chức danh chủ tịch hội có thời gian, chuyên tâm cho công tác hội và tránh việc người quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hội lại tham gia điều hành hội “vừa đá bóng vừa thối còi”, Nghị định 126/2024/NĐ-CP hạn chế đối tượng này tham gia làm chủ tịch hội, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

Thứ tư, về cơ sở dữ liệu về hội. Để làm cơ sở triển khai, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu hội phù hợp với chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quôc tê, trong đó với quan diêm “ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân...”, Nghị định 126/2024/NĐ-CP  quy định về xây dựng, cập nhật, quản lý, khai khác và sử dụng cơ sở dữ liệu về hội.

Thứ năm, về thành lập hội, đã bổ sung một trong những điều kiện thành lập là “Có tài sản để đảm bảo hoạt động của hội”, nhằm đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí và để hội có thể tổ chức và hoạt động phải có kinh phí. Đồng thời để đảm bảo công tác chính trị nội bộ, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, không để các thành phần lợi dụng thành lập hội đế chống phá Đảng, Nhà nước, Nghị định quy định tất cả các thành viên tham gia ban vận động thành lập hội phải có phiếu lý lịch tư pháp số 1 (bản chính) không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Nếu thành viên ban vận động thành lập hội là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho tham gia ban vận động thành lập hội bằng văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì không phải nộp phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong hồ sơ công nhận ban vận động thành lập hội và hồ sơ thành lập hội.

Thứ sáu, về tổ chức của hội. Nghị định bổ sung hồ sơ báo cáo tố chức đại hội thành lập để hướng dẫn, hỗ trợ hội trong các khâu chuấn bị tố chức đại hội, đảm bảo sự thành công và phù hợp với quy định của pháp luật về hội; đồng thời tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý cua Nhà nước. Về báo cáo kết quả đại hội, phê duyệt Điều lệ hội, bổ sung trường hợp điều lệ hội thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thì hội có trách nhiệm gửi đề nghị phê duyệt điều lệ về Bộ Nội vụ để xem xét trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định; đồng thời bổ sung trách nhiệm của của các cơ quan nhà nước có quyền phải có văn bản thông báo tính hợp pháp khi hội đã tố chức đại hội thành công, đúng quy định, nhằm cung cấp thông tin, giải quyết các bất cập về tính pháp lý khi hội bầu ban chấp hành, ban kiêm tra, chủ tịch đáp ứng được yêu cầu, nguyên vọng cần có một cơ quan nhà nước xác nhận tính hợp pháp của đại hội mà hội đề nghị và tạo cơ sở pháp lý cho hội khi thực hiện giao dịch với các cơ quan, tổ chức.

Thứ bảy, về hoạt động của hội. Nghị định thống nhất quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện, chi hội, các phòng, ban chuyên môn và tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc hội trong một quy định duy nhất tạo điều kiện cho hội thực hiện quyền, nghĩa vụ; đồng thời tạo điều kiện cho công dân, tố chức tra cứụ, thực hiện. Bổ sung quy định về tài chính, tài sản của hội để quy định cụ thể về các khoản thu, chi, quản lý, sử dụng tài sản, tài chính, thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, thống kê của hội nhằm đáp ứng nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, tự đảm bảo kinh phí và để đảm bảo tính chặt chẽ trong công tác quản lý tài sản, tài chính của hội theo quy định của pháp luật về kế toán, kiếm toán, thống kê. Về kỷ luật và giải quyết phản ánh, kiến nghị, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội, hội viên, tổ chức thuộc hội và người làm việc tại hội vi phạm điều lệ, quy chế, quy định của hội do hội xem xét, kỷ luật theo quy định của hội. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.Việc giải quyết đơn, phản ánh, kiến nghị, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội do ban kiểm tra hội tham mưu, giải quyết theo quy định của điều lệ và quy chế của hội; trường hợp hội không giải quyết được thì chuyển Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thứ tám, về đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đình chỉ có thời hạn và giải thể hội. Nghị định bổ sung hội chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể hội khi thay đổi địa giới hành chính nội dung này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát sinh trong thời gian vừa qua. Đồng thời cũng quy định cụ thể các trường họp hội bị giải thể và đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hội nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, có chế tài xử lý phù hợp…

L.K
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật

Các tin đã đưa ngày: