Trong giai đoạn 2011-2015, công tác hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi,đôn đốc triển khai công tác PBGDPL đã được quan tâm thực hiện; thể chế, chính sách về PBGDPL đã được hoàn thiện với việc Quốc hội thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và 06 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật; các Bộ, ngành đã đa dạng hóa các hình thức, mô hình, biện pháp PBGDPL.; các hình thức PBGDPL truyền thống tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh; Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quan tâm đầu tư xây dựng và đã đi vào hoạt động cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân., các địa phương đã bám sát sự hướng dẫn của Hội đồng Trung ương, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành cấp trên để xây dựng, ban hành văn bản về PBGDPL tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL chỉ đạo các cấp, các ngành về nội dung PBGDPL gắn với những sự kiện chính trị của đất nước, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; quan điểm, chính sách mới trong dự thảo văn bản luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, nhất là dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) để phục vụ lấy ý kiến nhân dân; những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận.
Công tác PBGDPL đã thực sự trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; đã thu hút được sự tham gia, vào cuộc của các cấp, các ngành theo tinh thần xã hội hóa. Nội dung PBGDPL ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật. Cùng với việc phổ biến các quy định của pháp luật, đã chú trọng hơn đến giáo dục ý thức pháp luật gắn với hành vi thực thi pháp luật. Việc PBGDPL đối với các luật, pháp lệnh được chú trọng ngay từ giai đoạn soạn thảo, lấy ý kiến; tập trung vào những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Bên cạnh việc duy trì, phát triển các hình thức PBGDPL truyền thống, các Bộ, ngành, địa phương đã áp dụng nhiều hình thức, mô hình PBGDPL mới, phù hợp với đối tượng, địa bàn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL. Công tác PBGDPL trong nhà trường được Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn triển khai có hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL được củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng hiệu quả. Hoàn thành việc kiện toàn Hội đồng Trung ương và tại 63/63 cấp tỉnh, 100% cấp huyện. Dù Luật PBGDPL không bắt buộc phải thành lập, nhưng căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, 25 Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương tiếp tục duy trì và kiện toàn Hội đồng (xin xem Phụ lục I). Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được củng cố, kiện toàn, được bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng PBGDPL. Công tác phối hợp để lồng ghép, khai thông và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được chú trọng với việc đề cao vai trò tư vấn, tham mưu của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp.
- Đặc biệt, kể từ năm 2013, Ngày Pháp luật Việt Nam đã được triển khai đồng bộ trên cả nước; thực sự trở thành sự kiện chính trị, pháp lý, góp phần nâng cao ý thức của cán bộ, Nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Có thể khẳng định, đến nay ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Tình hình vi phạm pháp luật, khiếu nại, tố cáo có chiều hướng giảm.