Nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời phân tích và làm rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Đề án trong năm 2015, trên cơ sở đó xây dựng các nhiệm vụ và hoạt động trọng tâm của Đề án trong năm 2016, ngày 06/4/2016, Bộ Tư pháp, Ban chỉ đạo Đề án ban hành Báo cáo số 70/BC-ĐA về kết quả thực hiện Đề án năm 2015 và các hoạt động trọng tâm năm 2016 và Kế hoạch số 1093/KH-DDA1133 về triển khai đề án năm 2016, theo đó xác định một số nhiệm vụ và hoạt động cụ thể như sau:
1. Xây dựng Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án năm 2016
2. Tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả, tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện Đề án nói riêng và Chương trình hành động ban hành theo Quyết định số 409/QĐ-TTg nói chung, đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian tới
3. Tổ chức các cuộc họp để thảo luận, thống nhất, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình hành động, các Đề án năm 2016 và cả giai đoạn
4. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm phục vụ việc nghiên cứu triển khai thực hiện Đề án nói riêng và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung
- Tổ chức Hội thảo “Các tiêu chí đưa vụ việc ra xét xử lưu động để nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân”
- Tổ chức Hội thảo “Áp dụng và tăng cường biện pháp xử lý chuyển hướng và tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật”
- Tổ chức 02 Tọa đàm góp ý Đề án đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2016 – 2021.
5. Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tổ chức hội nghị tập huấn về Bộ luật hình sự và Nghị quyết số 109/2015/QH13 cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Bộ Tư pháp
- Tổ chức 02 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức pháp luật mới về các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi thực hiện Đề án cho cán bộ quản lý, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp… của các địa phương thuộc phạm vi thực hiện Đề án
6. Biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi thực hiện Đề án
7. Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân tại địa bàn trọng điểm
- Tổ chức một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động trực tiếp, thanh niên tình nguyện tại địa bàn trọng điểm
- Xây dựng, thành lập mới hoặc củng cố, kiện toàn phát huy vai trò các nhóm nòng cốt, tự quản tại các địa bàn trọng điểm tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo điểm hướng dẫn tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật; tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điểm triển khai thực hiện Đề án
8. Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí
9. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát tình hình, trao đổi kinh nghiệm về triển khai thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực của Đề án tại Cộng hòa Pháp