Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
08/08/2022
Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới, ngày 02/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 922/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chương trình được xây dựng nhằm phát triển du lịch nông thôn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác vào phát triển kinh tế du lịch nông thôn.
Quản lý ngoại hối đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
08/08/2022
Ngày 12 tháng 7 năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Đối tượng áp dụng Thông tư bao gồm các Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp); Cá nhân được phép chơi tại Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài (sau đây gọi là người chơi); Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng được phép); Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
06/08/2022
Ngày 22/8/2022,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 926/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn, tạo điều kiện cho người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao chất lượng đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân. Mục tiêu cụ thể tập trung đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Kiềm chế và kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự so với năm trước, mỗi địa phương kéo giảm ít nhất 05% số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với thống kê năm 2019 (khi chưa xảy ra dịch Covid-19); Đến hết năm 2025, có 99% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; 50% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao theo hướng bền vững; đến hết năm 2025, có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chỉ tiêu 9.4 của tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chỉ tiêu 9.1 của tiêu chí số 9 về An ninh, trật tự - Hành chính công trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.
Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng)
05/08/2022
Để có quy định thống nhất kéo dài thời gian làm việc từ khi đủ tuổi nghỉ hưu, ngày 02/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022. Theo đó, Nghị định quy định việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
Hỗ trợ tư vấn pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022 - 2030
05/08/2022
Đó là một trong các giải pháp nhằm hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 được Chính phủ đưa ra trong Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022-2030 (Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022-2030”).
Nhiều giải pháp, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ sẽ được nghiên cứu, triển khai trong thời gian tới để phục vụ xây dựng nông thôn mới
04/08/2022
Hiến pháp năm 2013 khẳng định phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức rõ điều này, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong thực hiện các nội dung và nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng giai đoạn. Thực hiện các giai đoạn 2010 – 2015 và 2016 – 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định: số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 và số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở sơ kết và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên thực tế, để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, ngày 02/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương làm việc với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
03/08/2022
Thực hiện Quy chế làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương (Hội đồng trung ương) và Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Hội đồng trung ương, ngày 02/8/2022 tại trụ sở Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội đồng trung ương có buổi làm việc chuyên đề giữa cơ quan thường trực Hội đồng trung ương với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH). Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch Hội đồng trung ương, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Bộ LĐTBXH đồng chủ trì. Cùng dự có một số thành viên Tổ Thư ký của Hội đồng trung ương, các thành viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL Bộ LĐTBXH là đại diện Lãnh đạo cấp Vụ của các đơn vị: Cục Trẻ em, Vụ Bình đẳng giới, Vụ Bảo hiểm xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước…