Liên kết website

Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập

17/12/2014

Ngày 28 tháng 11 năm 2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

 

Theo đó, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm: Giảng viên cao cấp (hạng I) mã số V.07.01.01; giảng viên chính (hạng II) mã số V.07.01.02, giảng viên (hạng III) mã số V.07.01.03.

Đối với giảng viên cao cấp, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng gồm: có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy, Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I)¸ có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2), có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Về chuyên môn, nghiệp vụ, cần có kiến thức chuyên sâu về các môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức vững vàng của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm; nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành; chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc 01 (một) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên; hướng dẫn ít nhất 02 (hai) học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn ít nhất 01 (một) nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ…

Đối với giảng viên chính, phải có có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy;  có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II);… Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ngoài việc có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm cần có có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm; chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo;….

Đối với giảng viên, phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2),…Bên cạnh đó, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm; biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm; nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước; có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2015.

Các tin đã đưa ngày: