Liên kết website

Thông tư số 68/2016/TT-BTC ngày 05/5/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020

15/06/2016

Ngày 05/5/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 68/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động (CNLĐ) tại các doanh nghiệp đến năm 2020 theo Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Đề án). Thông tư này không điều chỉnh đối với nguồn vốn đầu tư phát triển.
Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước; hỗ trợ công đoàn các cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Nguồn tài chính công đoàn bảo đảm kinh phí hoạt động của Đề án cho cơ quan công đoàn các cấp. Nguồn kinh phí đóng góp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Nội dung từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ hỗ trợ gồm: Chi thực hiện nghiên cứu, khảo sát về tình hình, nhu cầu học tập của CNLĐ tại một số tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; chi công tác tuyên truyền; chi hỗ trợ tổ chức các lớp học xóa mù chữ và phổ cập tiểu học cho CNLĐ là người dân tộc thiểu số, CNLĐ nghèo tại doanh nghiệp; tổ chức lớp bổ túc văn hóa, bồi dưỡng nhận thức về chính trị, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, tin học cho CNLĐ; Chi hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức thực hiện chương trình đối thoại với người sử dụng lao động; Chi hỗ trợ tổ chức thi tay nghề, thợ giỏi hàng năm cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp; Chi thi đua, khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án; Chi tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án và đánh giá mô hình “Điểm học tập, sinh hoạt văn hóa”. Thông tư cũng quy định mức chi cụ thể đối với từng nội dung chi.
Nội dung chi từ nguồn tài chính công đoàn gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công đoàn các cấp, người sử dụng lao động, CNLĐ  nhằm xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; biên soạn tài liệu, chương trình, giáo trình; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động, công nhân lao động tham gia các hoạt động học tập suốt đời cho cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền; tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động.
Nội dung từ nguồn đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp gồm: Chi xây dựng tủ sách học tập tại các doanh nghiệp phục vụ CNLĐ; Chi xây dựng mô hình “Điểm học tập, sinh hoạt văn hóa” tại các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chất xuất, khu kinh tế;  Chi cho công tác đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác thuộc doanh nghiệp…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016.
Các tin đã đưa ngày: