Liên kết website

Ngày 19/12/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn.

03/01/2017

Ngày 19/12/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn.

Thông tư quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại các vùng sông, kênh, rạch ven biển.Thông tư áp dụng đối với Hệ thống khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn.
Theo Thông tư, tại các điểm đo mặn đã được xác định, quan trắc theo các nội dung sau:Đo độ sâu: Xác định độ sâu thủy trực (tham khảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc thủy văn); Xác định độ sâu các tầng đo mặn; Ghi các giá trị độ sâu vào các biểu ghi độ mặn M-1a hoặc M-1b (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
Đo độ mặn: Đo mặn được thực hiện theo hai phương pháp sau: Đo độ mặn trực tiếp tại hiện trường (bằng máy): Trước khi đo, đầu đo phải được rửa sạch và tráng bằng nước cất; Thực hiện đo, đưa đầu đo xuống lần lượt các tầng đã xác định (chờ khoảng 1 phút) hoặc đo theo hướng dẫn sử dụng của máy đo; Ghi kết quả độ mặn, thời gian đo (giờ, ngày, tháng, năm) và hiện tượng thời tiết vào biểu ghi độ mặn M-1a hoặc M-1c (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này); Đối với máy đo mặn tự động liên tục, tùy theo điều kiện đo tại tầng giữa hoặc cả 3 tầng.  Đo độ mặn sau khi lấy mẫu: Trước khi lấy mẫu và thực hiện đo, dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu nước phải được rửa sạch và tráng bằng nước cất; Thực hiện đo, đưa dụng cụ lấy mẫu xuống các tầng đã xác định, lấy đầy nước vào dụng cụ rồi kéo lên và đổ mẫu vào dụng cụ đựng mẫu; Xác định độ mặn bằng máy đo trực tiếp hoặc phương pháp Nitrat Bạc AgNO3 (thực hiện ngay sau khi lấy mẫu)…
Về nội dung điều tra khảo sát, Thông tư quy định:  Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát: Mục đích và yêu cầu của điều tra khảo sát là xác định được các điểm đo trên đoạn sông điều tra khảo sát, đảm bảo xác định được diễn biến xâm nhập mặn (ranh giới mặn).
Công tác chuẩn bị điều tra khảo sát: Thu thập tài liệu phục vụ điều tra khảo sát; Sơ bộ chọn các điểm đo trên sơ đồ hoặc bản đồ địa hình; Kiểm tra tình trạng trang thiết bị, dụng cụ phục vụ điều tra khảo sát; Công tác kiểm tra thiết bị, dụng cụ (quy định tại Điều 6, Chương II Quy định này) được thực hiện nghiêm túc trước khi đi thực địa để đảm bảo máy đo, dụng cụ đầy đủ và hoạt động tốt trong quá trình điều tra khảo sát; Đảm bảo đầy đủ nhân lực phục vụ điều tra khảo sát.
Khảo sát thực tế: Điều tra, thu thập thông tin xâm nhập mặn ven sông và các năm có mặn điển hình; Chọn các điểm đo; Khảo sát lựa chọn các công trình đã có sẵn trong đoạn sông dự kiến điều tra khảo sát mặn như cầu, cống để bố trí điểm đo (không phải đầu tư xây dựng công trình). Trường hợp điểm đo không có sẵn công trình, thì phải xây dựng mốc cố định cho điểm đo.
Lập hồ sơ điều tra khảo sát: Hồ sơ điều tra khảo sát do cơ quan phụ trách khảo sát lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ bao gồm những nội dung sau: Bản đồ lưu vực sông (có các vị trí đo dự kiến điều tra khảo sát) với tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:100.000; Sơ đồ hoặc bản đồ đoạn sông có các vị trí đo; Báo cáo và tài liệu điều tra khảo sát (đóng thành tập hồ sơ theo khổ A4): thuyết minh các tài liệu tính toán, các bản vẽ ghi đầy đủ họ, tên và chữ ký của người tính toán, người vẽ, người kiểm tra.
Phân công nhiệm vụ thực hiện điều tra khảo sát;  Mỗi tổ, đội điều tra có người phụ trách; Người phụ trách có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, kiểm tra sự chuẩn bị của mỗi người, giải quyết các tình huống và chịu trách nhiệm về chất lượng điều tra khảo sát.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2017.
 
Các tin đã đưa ngày: