I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN
PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Trong tháng 11 năm 2020, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 12 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 10 Nghị định của Chính phủ và 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Các Nghị định của Chính phủ:
1. Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
2. Nghị định số 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 11 năm 2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
3. Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự;
4. Nghị định số 134/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng;
5. Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2020 quy định về tuổi nghỉ hưu;
6. Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
7. Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2020 về quản lý, sử dụng pháo;
8. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
9. Nghị định số 139/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;
10. Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 11 năm 2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
1. Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2020 về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tình độ phát triển giai đoạn 2021-2025;
2. Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 11 năm 2020 ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam.
II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
1. Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bãi bỏ Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại khoản 3 Điều 81 Luật Dược về quy định việc tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 18 Điều quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể: (1) Những quy định chung: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; (2) Tổ chức dược lâm sàng: Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác dược lâm sàng; Điều kiện của người làm công tác dược lâm sàng; người phục trách công tác dược lâm sàng; (3) Hoạt động dược lâm sàng; (4) Trách nhiệm thực hiện hoạt động dược lâm sàng; (5) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân; các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến tổ chức, hoạt động dược lâm sàng tại Việt Nam.
2. Nghị định số 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 11 năm 2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.
Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, đảm bảo phù hợp với thực tiễn thi hành Luật Quản lý thuế năm 2019.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương và 23 Điều quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập và các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết: Nguyên tắc phân tích, so sánh; Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập; Điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế; Mở rộng phạm vi phân tích, so sánh; Các tiêu thức để phân tích, so sánh, điều chỉnh khác biệt trọng yếu; Trình tự phân tích, so sánh; Lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết; Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập; Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập; Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết; (3) Chi phí tính thuế và kê khai, xác định giá giao dịch liên kết: Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết; Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định, quản lý giá giao dịch liên kết; Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết; Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết; (4) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định này; (2) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế; (3) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.
Ban hành kèm theo Nghị định 05 Phụ lục: (1) Phụ lục I – Thông tin về quan hêj liên kết và giao dịch liên kết; (2) Phụ lục II – Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ Quốc gia; (3) Phụ lục III – Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ toàn cầu; (4) Phụ lục IV Kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên Quốc gia; (5) Phụ lục V – Công thức tính khoảng cách giá trị giao dịch độc lập chuẩn.
3. Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 12 năm 2020, thay thế Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2011 quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 90/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ).
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Luật thi hành hình sự về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật và khắc phục một số hạn chế vướng mắc trong tổ chức, thi hành một số Điều của Nghị định số 117/2011/NĐ-CP và Nghị định số 90/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 37 Điều quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Cơ cấu tổ chức của trại giam; (3) Chế độ đối với phạm nhân, phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, phạm nhân là người dưới 18 tuổi; (4) Phổ biến pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; dạy văn hóa và dạy nghề cho phạm nhân; (5) Tổ chức cho phạm nhân lao động và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân; (6) Xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân; (7) Xử lý phạm nhân vi phạm; (8) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình tham gia giáo dục cải tạo phạm nhân; (9) Quy định chế độ, chính sách đối với phạm nhân là người nước ngoài; (10) Chế độ đối với học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; (11) Thi hành quyết định tiếp nhận đối với người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về việt nam chấp hành án; (12) Thi hành quyết định chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù; (13) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Phạm nhân, học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; (2) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; (3) Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
4. Nghị định số 134/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức, thi hành của Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán 2019.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 02 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung Điều 4 của Nghị định số 84/2016/NĐ-CP như sau: “Điều 4. Đơn vị có lợi ích công chúng: i) Đơn vị có lợi ích công chúng là các đơn vị được quy định tại Điều 53 Luật Kiểm toán độc lập, bao gồm đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và đơn vị có lợi ích công chúng khác; ii) Đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán là các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Chứng khoán năm 2019; iii) Đơn vị có lợi ích công chúng khác là các đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại Điều 53 của Luật Kiểm toán độc lập, trừ đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều này.”; (2) Điều khoản thi hành.
5. Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2020 quy định về tuổi nghỉ hưu
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định trước đây trái với Nghị định này và các quy định sau đây hết hiệu lực: (a) Điều 6; khoản 3 Điều 7 và khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; (b) Điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; (c) Các điểm a, b khoản 1 Điều 8; khoản 3 Điều 9 và khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định về tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 và sửa đổi bổ sung một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 Điều quy định về tuổi nghỉ hưu, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí; (4) Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; (5) Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; (6) Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; (7) Quy định chuyển tiếp; (8) Hiệu lực thi hành; (9) Trách nhiệm hướng dẫn thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Người lao động và người sử dụng lao động quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Bộ luật Lao động; (2) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
6. Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2021 và thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP).
Các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu trong Nghị định này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Nghị định này cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 chương và 54 Điều quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Phòng cháy; (3) Chữa cháy; (4) Lực lượng phòng cháy và chữa cháy; (5) Phương tiện phòng cháy và chữa cháy; (6) Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; (7) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; (8) Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy; (9) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ban hành kèm theo Nghị định phụ lục, các biểu mẫu: (1) Phụ lục I - Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy; (2) Phụ lục II - Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; (3) Phụ lục III - Danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý; (4) Phụ lục IV - Danh mục cơ sở do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; (5) Phụ lục V - Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; (6) Phụ lục VI - Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy; (7) Phụ lục VII – Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định; (8) Phụ lục VIII - Quy cách cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy; (9) Phụ lục IX - Biểu mẫu sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy: Mẫu số PC01 - Mẫu biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; Mẫu số PC02 - Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt; Mẫu số PC03 - Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC04 - Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC05 - Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; Mẫu số PC06 - Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC07 - Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC08 - Mẫu dấu thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC09 - Văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC10 - Biên bản kiểm tra; Mẫu số PC11 - Văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC12 - Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC13 - Quyết định tạm đình chỉ hoạt động; Mẫu số PC14 - Quyết định đình chỉ hoạt động; Mẫu số PC15 - Văn bản đề nghị phục hồi hoạt động; Mẫu số PC16 - Quyết định phục hồi hoạt động; Mẫu số PC17 - Phương án chữa cháy của cơ sở; Mẫu số PC18 - Phương án chữa cháy của cơ quan Công an; Mẫu số PC19 - Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở; Mẫu số PC20 - Lệnh huy động/điều động lực lượng, phương tiện và tài sản tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC21 - Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện; Mẫu số PC22 - Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện; Mẫu số PC23 - Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện; Mẫu số PC24 - Văn bản đề nghị cấp đổi/cấp lại chứng nhận huấn luyện; Mẫu số PC25 - Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC26 - Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC27 - Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC28 - Biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định; Mẫu số PC29 - Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC30 - Văn bản đề nghị cấp/cấp đổi/cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC31 - Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC32 - Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC33 - Văn bản đề nghị cấp/cấp đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC34 - Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; Mẫu số PC35 - Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
7. Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2020 về quản lý, sử dụng pháo
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 01 năm 2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi pháp luật khác.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương và 26 Điều quy định về quản lý, sử dụng pháo, cụ thể: (1) Quy định chung: Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo; Các hành vi bị nghiêm cấm; Quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; Tiêu huỷ pháo, thuốc pháo; Giám định tư pháo về pháo, thuốc pháo; Trường hợp dược sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ; (2) Quản lý, sử dụng pháo: Nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ; Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ; Cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa; Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa; Thủ tục cấp Giấy phép mua, vận chuyển pháo hoa để kinh doanh; Sử dụng pháo hoa; Huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp được nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; (3) Trách nhiệm của các bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (4) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo.
Ban hành kèm theo Nghị định các Phụ lục: (1) Phụ lục I – Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị phụ kiện bắn pháo hoa nổ; (2) Phụ lục II – Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa; (3) Phụ lục III – Giấy phép mua pháo hoa; (4) Phụ lục IV – Giấy phép vận chuyển pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; (5) Phụ lục V – Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn.
8. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.
Đối với cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tuyển dụng công chức (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào công chức), thi nâng ngạch công chức trước ngày ban hành Nghị định này thì tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau: a) Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; b) Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; c) Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, cán bộ công chức lãnh đạo.
Bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau: a) Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; b) Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm cụ thể hoá một số vấn đề lớn có liên quan đến nội dung quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, đảm bảo thống nhất giữa quy định của Đảng và quy định của pháp luật về công tác cán bộ, đáp ứng các yêu cầu đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần của Đảng tại các Nghị quyết Trung ương.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 80 Điều quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng; (3) Thi tuyển công chức; (4) Xét tuyển công chức; (5) Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức; (6) Tập sự; (7) Bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái công chức; (8) Chuyên ngạch, nâng ngạch công chức; (9) Bổ nhiệm chức lãnh đạo, quản lý; (10) Bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; (11) Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý; (12) Chính sách áp dụng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ; (13) Quản lý công chức; (14) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Công chức quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019; (2) Cơ quan quản lý công chức, bao gồm: a) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; b) Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; c) Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; d) Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đ) Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; e) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (3) Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, các biểu mẫu: (1) Biểu mẫu – Phiếu Đăng ký dự tuyển; (2) Biểu mẫu - Số lượng, cơ cấu ngạch công chức chuyên ngành hiện có theo ngạch dự thi tương ứng với vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; (3) Biểu mẫu - Danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử dự thi nâng ngạch ứng với vị trí việc làm có nhu cầu bố trí công chức ở ngạch cao hơn ngạch hiện giữ.
9. Nghị định số 139/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức thi hành một số quy định của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP về cơ sở bồi dưỡng, thẩm quyền triệu tập, cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2021 và thực tiễn quy hoạch hệ thống trường quân sự tỉnh, thành phố, tổ chức lại trung đoàn khung thường trực của tỉnh và trường quân sự quân khu, đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau: (i) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 2 về Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, người được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ, đại biểu Quốc hội, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổng cục thuộc bộ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đối tượng quy định tại Điểm này gọi là đối tượng 1; (ii) Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 3 Điều 2; (iii) Sửa đổi bổ sung khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3; (iv) Sửa đổi, bổ sung điểm c, điểm d khoản 1 Điều 4; (v) Sửa đổi, bổ sung điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 5; (2) Hiệu lực thi hành; (3) Trách nhiệm thi hành.
10. Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 11 năm 2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, bảo đảm tăng cường tính phù hợp và điều chỉnh các tình huống phát sinh trong thực tế.
c, Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là Nghị định số 126/2017/NĐ-CP) như sau: Sửa đổi khoản 2 Điều 2 về doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Bổ sung, sửa đổi Điều 4; Sửa đổi, bổ sung Điều 6; Bổ sung khoản 5 Điều 8; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11; Sửa đổi, bổ sung Điều 12; Bổ sung vào khoản 2 Điều 13; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14; Sửa đổi, bổ sung Điều 15; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điêu 22; Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 25; Sửa đổi Điều 27; Sửa đổi khoản 4 Điều 29; Bổ sung Điều 30a; Sửa đổi, bổ sung Điều 30; Bổ sung điểm b khảon 3 Điều 32; Sửa đổi khoản 3 Điều 34; Sửa đổi Điều 37; Sửa đổi, bổ sung Điều 42; Sửa đổi khoản 4 Điều 45; Sửa đổi Điều 47; Sửa đổi, bổ sung Điều 48; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 49; (2) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 91/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2018/NĐ-CP) như sau: Sửa đổi khoản 2 Điều 2 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Sửa đổi nội dung tại Điều 4 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được bổ sung tại gạch đầu dòng thứ hai, điểm 8, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi Điều 5 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Bổ sung vào điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Sửa đổi Điều 9 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Sửa đổi Điều 10 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và nội dung đã được bổ sung ở khoản 3 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi Điều 11 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và nội dung đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi khoản 1 Điều 13 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Sửa đổi Điều 14 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Bổ sung vào khoản 1 Điều 18 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại tiết c điểm 2 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 37 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung khoản 17 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP;Bổ sung khoản 5 Điều 40 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Bổ sung khoản 5a, khoản 5b Điều 42 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục II về mẫu bản công bố thông tin về việc chuyển nhượng vốn thay thế Phụ lục I kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Phụ lục III về mẫu biên bản xác định kết quả đấu giá thay thế Phụ lục II kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; (3) Bãi bỏ các nội dung quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP như sau: Nội dung quy định tại khoản 4 Điều 11; Các nội dung quy định tại Điều 12: a) Nội dung quy định tại điểm b khoản 5: “Trong thời gian 03 năm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, mỗi năm tổ chức phải thực hiện được ít nhất 30 hợp đồng cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực nói trên”; b) Nội dung quy định tại điểm d khoản 5; c) Nội dung quy định tại điểm c khoản 6; Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13; Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 17; Nội dung quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21; Nội dung quy định tại khoản 6 Điều 30; Nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31: “Đối với một số doanh nghiệp đặc thù, cơ quan tư vấn xác định để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có)”; (4) Bãi bỏ nội dung quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; (5) Bãi bỏ các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; (6) Điều khoản thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định 03 Phụ lục: (1) Phụ lục I - Quy trình chuyển doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; (2) Phụ lục II - Mẫu bản công bố thông tin về việc chuyển nhượng vốn; (3) Phụ lục III - Mẫu biên bản xác định kết quả đấu giá.
11. Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2020 về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tình độ phát triển giai đoạn 2021-2025
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2020; thay thế Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm tiếp tục quy định về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tình độ phát triển trong giai đoạn tiếp theo sau khi Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg hết hiệu lực.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm có 11 Điều quy định về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tình độ phát triển giai đoạn 2021-2025, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Tiêu chí xác định xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn); (4) Tiêu chí xác định xã khu vực I (xã bước đầu phát triển); (5) Tiêu chí xác định xã khu vực II (xã còn khó khăn); (6) Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn; (7) Quy trình, thủ tục và thời gian xác định xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; (8) Hồ sơ xác định xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; (9) Kinh phí thực hiện; (10) Tổ chức thực hiện; (11) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên; (2) Các thôn, bản, làng, phum, sóc, xóm, ấp, khu dân cư, tổ dân phố và tương đương (sau đây gọi chung là thôn) có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên.
12. Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 11 năm 2020 ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm quy định về Danh mục nghề nghiệp Việt Nam sử dụng trong công tác thống kê về lao động Việt Nam, làm cơ sở để quản lý lao động theo nghề.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 04 Điều ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung của Danh mục nghề nghiệp Việt Nam: Cấp 1: Cấp độ kỹ năng (thể hiện độ khó, độ phức tạp trong việc thực hiện công việc); Cấp 2 đến cấp 5: Lĩnh vực chuyên môn (bao gồm các chuyên môn tương ứng với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo hoặc do kinh nghiệm có được trong thực hiện công việc); Theo Quyết định có 10 nhóm nghề cấp 1 gồm: 1 - Lãnh đạo quản lý trong các ngành, các cấp và đơn vị; 2 - Nhà chuyên môn bâc cao; 3 - Nhà chuyên môn bậc trung; 4 - Nhân viên trợ lý văn phòng; 5 - Nhân viên dịch vụ bán hàng; 6 - Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 7 - Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan khác; 8 - Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị; 9 - Lao động giản đơn; 10 - Lực lượng vũ trang; Nội dung của Danh mục nghề nghiệp Việt Nam giải thích rõ các nghề, bao gồm: mô tả chung, nhiệm vụ chủ yếu, ví dụ, loại trừ; (4) Hiệu lực thi hành.
Nghị định áp dụng đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê liên quan đến nghề nghiệp.
Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 11 năm 2020, Bộ Tư pháp xin thông báo./.