Liên kết website

Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 12 năm 2022

11/01/2023

Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 12 năm 2022.

I. DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Trong tháng 12 năm 2022, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Các Nghị định của Chính phủ:
1. Nghị định số 100/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ bãi bỏ Nghị định số 49/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định danh mục các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao;
2. Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
3. Nghị định số 103/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân;
4. Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
5. Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
6. Nghị định số 110/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ;
7. Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
8. Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
Quyết định số 25/2022/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ.
II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Nghị định số 100/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ bãi bỏ Nghị định số 49/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định danh mục các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (ngày 07 tháng 12 năm 2022)
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
- Sự cần thiết ban hành
Ngày 04/6/2012, Bộ Công an đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2012/NĐ-CP quy định danh mục các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Nghị định số 49/2012/NĐ-CP được ban hành phù hợp với Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và Luật Tố tụng hành chính năm 2010, cụ thể:
+ Điều 5, Điều 6 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước do Chính phủ quy định.
+ Khoản 1 Điều 28 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định: “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định”.
Tuy nhiên đến nay, Nghị định số 49/2012/NĐ-CP không còn phù hợp với Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thay thế Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thay thế Luật Tố tụng hành chính năm 2010, cụ thể:
+ Điều 7, Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước gồm 15 lĩnh vực và Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 35 Quyết định về danh mục bí mật nhà nước trong các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao). Do đó, Nghị định số 49/2012/NĐ-CP không còn phù hợp với thẩm quyền quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (giao Thủ tướng Chính phủ).
+ Điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thay thế Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định: “1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây: a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật”. Như vậy, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 không còn quy định quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định mà theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định các danh mục bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành không chỉ áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức như quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước mà áp dụng thống nhất từ trung ương đến địa phương, chung cho tất cả các cơ quan, tổ chức theo lĩnh vực. Do đó, hệ thống 35 danh mục bí mật nhà nước đã bao quát hết phạm vi bí mật nhà nước trong 15 lĩnh vực, việc bãi bỏ Nghị định số 49/2012/NĐ-CP không tạo ra khoảng trống pháp lý.
Với những lý do nêu trên, để bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, đồng thời bảo đảm tuân thủ đúng quy định về hiệu lực của văn bản theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020), việc ban hành Nghị định của Chính phủ bãi bỏ Nghị định số 49/2012/NĐ-CP là cần thiết.
- Mục đích ban hành
 Xử lý hiệu lực của Nghị định số 49/2012/NĐ-CP bằng hình thức bãi bỏ do Nghị định không còn phù hợp với các quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 Điều bãi bỏ Nghị định số 49/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định danh mục các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao, cụ thể như sau: (1) Điều 1: Quy định việc bãi bỏ Nghị định số 49/2012/NĐ-CP; (2) Điều 2: Quy định về điều khoản thi hành (hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành Nghị định).
2. Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành:
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
Nghị định này thay thế Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
- Sự cần thiết, mục đích ban hành
+ Cơ sở pháp lý: Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010; Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017; Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ và Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP.
+ Cơ sở thực tiễn:
Sau 05 năm thực hiện Nghị định số 16/2017/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước đã đạt được một số kết quả:
Về vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước: Việc xác định rõ vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước tạo cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước: Về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước được nêu tại Nghị định số 16/2017/NĐCP vẫn còn phù hợp, không chồng chéo, giao thoa với chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành khác.
Về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước: Sau khi Nghị định số 16/2017/NĐ-CP được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn về cơ cấu tổ chức và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, không chồng chéo.
- Mục đích ban hành
+ Làm rõ hơn những nhiệm vụ đã được quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 nhưng chưa được quy định cụ thể tại Nghị định số 16/2017/NĐ-CP: phân tích, dự báo về tiền tệ và cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng.
+ Sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo quy định của các văn bản Luật, Nghị định có liên quan.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 06 Điều quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ thể như sau:
- Phạm vi điều chỉnh: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước.
- Đối tượng áp dụng: Ngân hàng Nhà nước.
- Các quy định chính: Điều 1: Vị trí và chức năng. Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn. Điều 3: Cơ cấu tổ chức. Điều 4: Điều khoản chuyển tiếp. Điều 5: Hiệu lực thi hành. Điều 6: Trách nhiệm thi hành.
- Điểm mới:
+ Về chức năng, nhiệm vụ: bổ sung 02 chức năng, nhiệm vụ mà NHNN đang thực hiện: (1) Tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (2) Thực hiện cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Ngoài ra, một số nhiệm vụ khác được rà soát chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
+ Về cơ cấu tổ chức: (1) Thành lập mới Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; (2) Trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước không còn Vụ Thi đua – Khen thưởng và Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
3. Nghị định số 103/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 02 năm 2023.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định quy định về vị trí pháp
lý, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nhà
giáo, người học, quản lý đối với trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. Nghị định này áp dụng
đối với: Trường, học viện và trung tâm có chức năng đào tạo, bồi dưỡng của cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang
nhân dân; Tổ chức và cá nhân có liên quan.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định có 10 Điều với một số nội dung chính như sau:
- Trường đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc
dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật,
trong đó:
Trường của cơ quan nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.
Trường của tổ chức chính trị là cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung
ương; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Trường của tổ chức chính trị - xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
Trường của lực lượng vũ trang nhân dân là đơn vị trực thuộc các cấp quản
lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nằm trong tổ chức, biên chế của Quân đội
nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam.
- Trường đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc
dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập
bao gồm: Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng; Hội đồng trường; Hội đồng khoa học
và đào tạo; Khoa, phòng chức năng, đơn vị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và
nghiên cứu khoa học.
- Trường đào tạo, bồi dưỡng chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức và hoạt
động của cơ quan quản lý trực tiếp phù hợp với quy định của Đảng và quy định
của pháp luật; chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan
quản lý Nhà nước theo lĩnh vực và chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở.
4. Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
- Sự cần thiết ban hành
Cơ sở pháp lý
 Ngày 13/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú tại kỳ họp thứ 10 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021. Trong đó, khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú quy định “Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu cư trú thì sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú”. Khoản 4 Điều 38 Luật Cư trú quy định “Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính”.
+ Ngày 11/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 121/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2022; trong đó giao: Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp thống nhất lộ trình, giải pháp sửa đổi văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trước ngày 30/9/2022. Trường hợp cần thiết, đề xuất sửa đổi văn bản theo hướng xây dựng một nghị định sửa nhiều Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn để giải quyết các vấn đề liên quan đến bỏ Sổ hộ khẩu từ ngày 01/01/2023; hoàn thành trong tháng 12/2022.
Ngày 17/9/2022, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 287/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 13/9/2022 về thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 từ nay đến cuối năm 2022. Theo đó, giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa nhiều Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính theo trình tự thủ tục rút gọn, trình Chính phủ ban hành trong tháng 12/2022.
Ngày 24/11/2022, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 7896/VPCP-KSTT về việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện Luật Cư trú gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong đó, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh có ý kiến chỉ đạo như sau: "Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục khẩn trương rà soát văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú; xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định có quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu có xác nhận về cư trú theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 năm 2022".
Trên cơ sở rà soát và đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, hiện nay có nhiều nghị định có quy định về, nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú, cụ thể:
+ Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
+ Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non;
+ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước;
Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019;
Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội ngày 20/10/2015 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021;
Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021;
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
Nghị định 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/2/2021 quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ít người.
Yêu cầu thực tiễn
Hiện nay Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đi vào vận hành thống nhất, người dân có thể khai thác thông tin cư trú trong trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện thủ tục hành chính. Việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nhiều hoạt động như: Kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia, Văn phòng Chính phủ để xác thực số định danh cá nhân, Căn cước công dân, xác thực thông tin chủ hộ, tra cứu thông tin công dân; kết nối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để kết nối thông tin công dân; kết nối với Bộ Tư pháp để thực hiện cấp, hủy số định danh cá nhân cho trẻ em khai sinh; kết nối với Bộ Y tế để phục vụ rà soát thông tin tiêm chủng của công dân; kết nối, xác thực với tập đoàn điện lực Việt Nam phục vụ nghiệp vụ ngành điện; kết nối, xác thực với Ban cơ yếu Chính phủ phục vụ rà soát thông tin cán bộ Cơ yếu; kết nối với Tổng cục thuế, Bộ Tài chính để xác thực thông tin công dân, xác thực thông tin chủ hộ, tra cứu thông tin công dân làm sạch dữ liệu ngành thuế, nghiệp vụ ngành thuế; thử nghiệm thành công dịch vụ xác thực thông tin công dân tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân thông qua trục tích hợp quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, việc yêu cầu người dân xuất trình các giấy tờ như Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc yêu cầu trong hồ sơ phải chứng thực các giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân, thông tin nơi cư trú theo quy định của các nghị định nêu trên trong khi thông tin cá nhân, thông tin nơi cư trú đã có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gây lãng phí, phiền hà cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Từ những lý do nêu trên cho thấy, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công để phù hợp với quy định của Luật Cư trú là cần thiết, phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), có cơ sở pháp lý và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay và những năm tiếp theo.
- Mục đích ban hành
+ Thực hiện quy định của Luật Cư trú, sửa đổi các quy định liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh, xác nhận về nơi cư trú, hạn chế sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính.
+ Khắc phục những tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện nay trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội; góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
c) Nội dung chủ yếu:
Nội dung cơ bản của Nghị định cụ thể như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019;
2. Thay thế một số cụm từ tại điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019;
3. Thay thế Mẫu số 1a ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 bằng Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này.
Bãi bỏ mẫu số 1b ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều và biểu mẫu của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5;
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5;
3. Bãi bỏ cụm từ “Số sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú)” tại mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
4. Sửa đổi, bổ sung nội dung tại mục 4, phần hướng dẫn của Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 6;
2. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 6;
3. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 6 .
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 7;
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 8;
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 19 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
1. Thay thế cụm từ “sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ xác nhận của cơ quan Công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc)” tại điểm b khoản 1 thành “Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp cơ quan, tổ chức không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”;
2. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 19.
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực .
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 11;
2. Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 11;
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 11.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021.
1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 60;
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 69;
3. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 71a.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
Điều 13. Bãi bỏ, thay thế một số cụm từ, điểm quy định tại các nghị định: Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11 /2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/2/2021 quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ít người.
Điều 14. Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
Để góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, cải cách hành chính và phát huy giá trị của các cơ sở dữ liệu, trong đó có Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp, Nghị định đã quy định cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau: Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID; sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp; các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Nghị định không quy định thêm thủ tục hành chính mà còn cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục được quy định trong các Nghị định được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị đinh này, do vậy, đem lại thuận lợi hơn cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Điều 15. Quy định về trách nhiệm thực hiện và điều khoản thi hành. Nghị định này được xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn phục vụ thi hành quy định của Luật Cư trú năm 2020 về việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy; do vậy, sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023.
5. Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2023.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
Thời gian qua, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được ban hành: Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Luật Thủy lợi năm 2017; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Thủy sản năm 2017; Luật Trồng trọt năm 2018; Luật Chăn nuôi năm 2018; Luật Thú y năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020.
Các Luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của ngành: Luật sửa đổi, bổ sung 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 (trong đó có Luật An toàn thực phẩm); Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 (trong đó có Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa); Luật Quy hoạch năm 2017; Luật Đầu tư công năm 2019; Luật Đấu thầu; Luật Xây dựng năm 2019; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thanh tra; Luật Khoa học công nghệ; Luật Công nghệ cao; Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp…
- Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
- Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW (viết tắt là Nghị quyết số 08/NQ-CP).
- Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XII, Kế hoạch số 07-KH/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội.
 - Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XIII của Đảng; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2021-2026.
- Nghị quyết số 464, 465-NQ/BCSĐ ngày 28/02/2018 của Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW.
- Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP; Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP; Nghị định số 62/2021/NĐ-CP. Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam; chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam; Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam; chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam. Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến năm 2030.
- Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 25, 26, 27, 28/2017/QĐ-TTg, số 24/2019/QĐ-TTg, số 24/2020/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Tổng cục: Thuỷ lợi, Phòng, chống thiên tai, Thủy sản và Lâm nghiệp.
Vì vậy, để phù hợp với nhiệm kỳ Chính phủ 2021- 2026, cần thiết trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP.
c) Nội dung chủ yếu:
- Nghị định bao gồm 6 điều.
- Vị trí và chức năng:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
- Các quy định chính của Nghị định
+ Điều 1. Vị trí và chức năng
+ Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Điều 3. Cơ cấu tổ chức
+ Điều 4. Hiệu lực thi hành
+ Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, Trung tâm Tin học và Thống kê, Trung tâm khuyến nông quốc gia tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định tại các khoản: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25 và 26 Điều 3 được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có hiệu lực thi hành.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; Cục Thủy lợi bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thủy lợi; Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thủy sản; Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Lâm nghiệp theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi có quyết định kiện toàn, sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền.
+ Điều 6. Trách nhiệm thi hành.
6. Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (ngày 28 tháng 12 năm 2022), thực hiện thí điểm đến ngày 31/12/2026.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
- Sự cần thiết ban hành
+ Khoản 3 Điều 61 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về các loại dịch vụ môi trường rừng, trong đó có loại hình “Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh”; khoản 5 Điều 63 quy định “Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng, quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng”; điểm b khoản 4 Điều 95 quy định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là một trong những nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
+ Điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định “Dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp”.
+ Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 5/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (Chương trình REDD+) đến năm 2030, trong đó có mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021 - 2030 là “Hoàn thiện chính sách, pháp luật, khung hành động của chương trình REDD+ và tiếp cận các nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế”.
+ Tại văn bản số 1588/VPCP-NN ngày 15/3/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng quy định về chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA, Bộ Nông nghiệp và PTNT được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xây dựng Nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn, trình Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31/3/2022. Do đó, để triển khai nhiệm vụ được giao tại các văn bản nêu trên, tạo cơ sở cho Hội đồng nhân dân chủ động trong công tác chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền; việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định là cần thiết và có cơ sơ.
+ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) đã được ký vào ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với tư cách là Cơ quan thực hiện Chương trình và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) với tư cách là Bên được ủy thác của Quỹ Đối tác Các-bon Lâm nghiệp (FCPF). Việc ký kết này được thực hiện theo Văn bản số 2471/VPCP-HTQT ngày 31/3/2020 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương đàm phán ERPA với IBRD. ERPA nhằm chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018 - 2025 cho FCPF, với tổng số tiền là 51,5 triệu đô la Mỹ. FCPF chi trả dựa trên kết quả hấp thụ CO2, thực hiện chi trả dựa trên kết quả hỗ trợ các quốc gia đã được công nhận sẵn sàng thực hiện REDD+ và có thể kiểm chứng được mức giảm phát thải từ rừng. ERPA là thỏa thuận về dịch vụ môi trường rừng đối với loại hình dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Lâm nghiệp, đồng thời tạo cơ hội để chủ rừng thực hiện khoản 4 Điều 73 Luật Lâm nghiệp quy định về quyền chung của chủ rừng “Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng”. Đây là loại hình dịch vụ môi trường rừng được bên sử dụng dịch vụ chi trả cho bên cung ứng dịch vụ (chủ rừng) ủy thác chi trả qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 95, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
+ IBRD sẽ thực hiện chi trả dựa trên báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả giảm phát thải theo 03 giai đoạn: 2018 - 2019; 2020 - 2022 và 2023 - 2024. Việc chi trả được xác định sau khi IBRD tiến hành thẩm định kết quả theo từng kỳ báo cáo. Thẩm định xong kỳ báo cáo nào, chi trả cho kỳ báo cáo đó. Việt Nam không tạm ứng để thực hiện ERPA. Vì vậy, giảm thiểu được rủi ro đối với quá trình giải ngân. Ngoài ra, việc IBRD chi trả kết quả giảm phát thải giai đoạn đã qua 2018 - 2021 cho vùng Bắc Trung Bộ cũng thể hiện rõ sự hỗ trợ của quốc tế nhằm giúp Việt Nam tiến nhanh vào thị trường các-bon toàn cầu.
+ Nguồn thu từ ERPA là nguồn tài chính áp dụng theo cơ chế của DVMTR. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về loại dịch vụ này, cụ thể:
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (Nghị định số 156/2018/NĐ- CP), tại Chương V (DVMTR, quỹ bảo vệ và phát triển rừng) chưa có quy định chi tiết đối với loại dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng.
Luật Bảo vệ Môi trường: khoản 1 Điều 139 quy định “Thị trường các- bon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”; khoản 6 Điều 139 quy định “Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được phép trao đổi tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon trong nước”.
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn: tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 có quy định các chủ rừng được tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các- bon trong nước, quốc tế; điểm b khoản 1 Điều 17 quy định giai đoạn đến hết năm 2027 triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Như vậy, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP cũng chưa có quy định chi tiết về các nội dung để triển khai việc chuyển nhượng tín chỉ CO2 từ rừng ra quốc tế như ERPA.
 Ngoài ra, theo báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) về Kinh nghiệm của 87 quốc gia trong việc xác định và chuyển nhượng quyền các-bon: phần lớn các quốc gia chọn giải pháp gắn quyền các-bon với quyền tự chủ và tài sản quốc gia và được quản lý bởi một cơ quan Nhà nước; các nước cũng gắn kết chặt chẽ giữa quyền các-bon với chính sách sở hữu đất đai. Theo báo cáo về Cơ chế quản lý tài chính và chia sẻ lợi ích liên quan đến chi trả dựa vào kết quả giảm phát thải tại 54 quốc gia trên thế giới của CIFOR, trong đó, có 12 nước đã ký ERPA. Việc chuyển nhượng này có thể tạo ra nguồn thu có ý nghĩa đáng kể; một số nước coi nguồn thu này là nguồn thu của ngân sách nhà nước, được chuyển đến bộ, ngành cụ thể để quản lý (điều phối thông qua các quỹ), nhưng cũng có một số nước đưa nguồn thu này vào các quỹ, để điều phối tiền đến đối tượng hưởng lợi. Tỷ lệ điều phối tiền cho các đối tượng là khác nhau giữa các nước, chẳng hạn như chi phí thực hiện và quản lý chương trình có thể biến động từ 4% đến 25%.
+ Việt Nam đã tham gia ký Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu (2015), đệ trình Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Theo đó, Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường. Chi trả DVMTR đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng là cơ hội để có thêm nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh gắn với phát triển bền vững, Cam kết phát thải ròng bằng “0” và đồng tuyên bố về rừng và sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), bảo đảm an ninh môi trường quốc gia.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để thực hiện ERPA, đáp ứng tốt yêu cầu và xu thế của thực tiễn, khơi thông và tiếp nhận kịp thời các nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời tạo tiền đề cho việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, việc ban hành Nghị định về chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA là rất cần thiết.
- Mục đích ban hành
+ Thể chế hóa pháp luật về lâm nghiệp làm căn cứ cho việc thực hiện Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ và hoàn thiện quy định của pháp luật về loại hình dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Lâm nghiệp.
+ Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, bảo đảm an ninh môi trường quốc gia, đưa lâm nghiệp trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế xanh quốc gia. Thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết với quốc tế.
c) Nội dung chủ yếu:
- Nghị định bao gồm 17 điều.
- Phạm vi điều chỉnh:
Nghị định quy định về việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính đối với loại hình dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 61 và Điều 63 Luật Lâm nghiệp.
- Đối tượng áp dụng
Nghị định áp dụng đối với cơ quan nhà nước, chủ rừng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính từ rừng tự nhiên thuộc 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Các quy định chính của Nghị định
+ Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
+ Điều 2. Giải thích từ ngữ
+ Điều 3. Nguyên tắc chuyển nhượng và quản lý tài chính ERPA
+ Điều 4. Chuyển nhượng kết quả giảm phát thải
+ Điều 5. Tiếp nhận nguồn thu và đối tượng hưởng lợi từ ERPA
+ Điều 6. Các nội dung được chi trả
+ Điều 7. Xác định số tiền chi trả
+ Điều 8. Chia sẻ lợi ích từ ERPA
+ Điều 9. Lập kế hoạch chia sẻ lợi ích
+ Điều 10. Giải ngân, thanh toán
+ Điều 11. Chế độ báo cáo
+ Điều 12. Quyết toán
+ Điều 13. Kiểm toán
+ Điều 14. Kiểm tra, giám sát, công khai tài chính
+ Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan
+ Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
+ Điều 17. Điều khoản thi hành.
7. Nghị định số 110/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 12 năm 2022.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
- Sự cần thiết ban hành
Thời gian qua, một số bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện rà soát và phát
hiện một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ pháp lý để xác định hết hiệu lực theo quy định tại các Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 1996, năm 2008, năm 2015 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Về nguyên tắc, các văn bản này vẫn được xác định là “còn hiệu lực”. Do đó, để bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, đồng thời bảo đảm tuân thủ đúng quy định về hiệu lực của văn bản theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP), việc ban hành văn bản để bãi bỏ các văn bản nêu trên là cần thiết.
- Mục đích ban hành
Xử lý hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật đã không còn được áp
dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ xác định hết hiệu lực theo quy định của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhằm đảm bảo tính công khai, minh
bạch của hệ thống pháp luật.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 03 Điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, cụ thể như sau: (1) Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật; (2) Điều 2. Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật; (3) Điều 3. Điều khoản thi hành.
8. Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (ngày 31 tháng 12 năm 2022).
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
- Sự cần thiết ban hành
Luật Trồng trọt năm 2018 giao Chính phủ quy định chi tiết: hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng (khoản 4 Điều 21); hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng (khoản 3 Điều 28, khoản 5 Điều 29); điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón (khoản 4 Điều 41, khoản 3 Điều 42).
Ngày 10/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 03/NQ-CP về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2021. Trong đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương (trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tập trung chỉ đạo, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đã được phê duyệt theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Ngày 23/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2177/QĐ-TTg về phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021 (Quyết định số 2177/QĐ-TTg).
Theo Nghị quyết số 03/NQ-CP và Quyết định số 2177/QĐ-TTg nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Nghị định số 84/2019/NĐ-CP và Nghị định số 94/2019/NĐ-CP đã quy định chi tiết các nội dung Luật Trồng trọt năm 2018 giao Chính phủ quy định, góp phần minh bạch hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực phân bón, giống cây trồng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về trồng trọt.
Sau hơn 2,5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, tình trạng phân bón, giống giả, kém chất lượng đã từng bước được đẩy lùi, trật tự, kỷ cương trong sản xuất, kinh doanh phân bón, giống cây trồng đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân, doanh nghiệp chân chính và sức khỏe cộng đồng. Về thủ tục hành chính trong Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP đã được xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, các bộ phận tạo thành của một thủ tục hành chính được quy định cụ thể trong Nghị định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp dần hoàn thiện, việc quy định các tổ chức, cá nhân phải nộp những giấy tờ để cung cấp thông tin về doanh nghiệp không còn phù hợp, chưa thật sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, giống cây trồng…
Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Theo đó, một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến cấp quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón cần được cắt giảm, đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp tại Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.
Các nội dung của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP cần sửa đổi, bổ sung đã được Thủ tướng Chính phủ xác định tại Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021 ban hành kèm theo Quyết định số 2177/QĐ-TTg.
Ngoài ra, trong quá trình rà soát thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón để thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa tại Quyết định số 2177/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ thêm thành phần hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP đối với thủ tục hành chính này (bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường), tài liệu này sẽ được kê khai thông tin (số; ký hiệu) tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và được kiểm tra khi thực hiện đánh giá điều kiện thực tế tại cơ sở sản xuất phân bón thay vì yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải có bản sao chứng thực tài liệu này từ khi nộp hồ sơ. Việc quy định vừa phải có các tài liệu này khi nộp hồ sơ và khi kiểm tra thực tế (02 lần) là không cần thiết, tốn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp (nội dung đơn giản hóa này tương tự nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng đã được phê duyệt tại Quyết định số 2177/QĐ-TTg).
Từ các cơ sở nêu trên, việc xây dựng, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP của Chính phủ là cần thiết.
- Mục đích ban hành
Việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm thể chế hoá kiến nghị thực thi về lĩnh vực phân bón, giống cây trồng tại Quyết định số 2177/QĐ-TTg ngày 23/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021; đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh phân bón, giống cây trồng.
c) Nội dung chủ yếu:
- Nghị định bao gồm 05 điều.
- Các quy định chính của Nghị định
+ Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón (sau đây viết tắt là Nghị định số 84/2019/NĐ-CP)
+ Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác (sau đây viết tắt là Nghị định số 94/2019/NĐ-CP)
+ Điều 3. Hiệu lực thi hành
+ Điều 4. Quy định chuyển tiếp
Đối với các hồ sơ đã tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện theo quy định của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.
+ Điều 5. Trách nhiệm thi hành
9. Quyết định số 25/2022/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 12 năm 2022.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành:
- Sự cần thiết ban hành
Thời gian qua, một số bộ, cơ quan ngang bộ đã thực hiện rà soát và phát hiện một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ pháp lý để xác định hết hiệu lực theo quy định tại các Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 1996, năm 2008, năm 2015 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Về nguyên tắc, các văn bản này vẫn được xác định là “còn hiệu lực”. Do đó, để bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, đồng thời bảo đảm tuân thủ đúng quy định về hiệu lực của văn bản theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP), việc ban hành văn bản để bãi bỏ các văn bản nêu trên là cần thiết.
- Mục đích ban hành
Chấm dứt hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật đã không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ xác định hết hiệu lực theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 Điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau: (1) Điều 1. Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ; (2) Điều 2. Điều khoản thi hành.
Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 12 năm 2022, Bộ Tư pháp xin thông báo./.
File đính kèm
Các tin đã đưa ngày: