Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 03 thông qua ngày 20/06/2012.">
Liên kết website

Luật Giám định tư pháp

07/08/2012

Ngày 02/7/2012, Chủ tịch nước ký Lệnh số 11/2012/L-CTN về việc công bố Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 03 thông qua ngày 20/06/2012.

Luật này quy định về giám định viên tư pháp; tổ chức giám định tư pháp; người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định tư pháp, chế độ, chính sách trong hoạt động giám định tư pháp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.

Về phạm vi giám định tư pháp, Luật có mở rộng hơn so với quy định của Pháp lệnh giám định tư pháp (Pháp lệnh quy định chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới được trưng cầu giám định tư pháp). Theo quy định của Luật thì đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền tự yêu cầu giám định tư pháp sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Quy định này của Luật đã tạo điều kiện chủ động cho các bên đương sự trong thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về giám định viên tư pháp, về cơ bản, những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn giám định viên, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên, quyền và nghĩa vụ của giám định viên… được kế thừa từ Pháp lệnh giám định tư pháp, đồng thời có sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giám định viên tư pháp, quy định linh hoạt, mềm dẻo hơn để nhằm thu hút được những chuyên gia giỏi tham gia hoạt động giám định.

Luật giám định tư pháp quy định 02 loại tổ chức chuyên trách thực hiện giám định tư pháp, đó là: tổ chức giám định tư pháp công lập và tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.

Tổ chức giám định tư pháp công lập đươc thành lập trong 03 lĩnh vực giám định là pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Đối với các lĩnh vực khác như xây dựng, văn hóa, tài chính – kế toán… trong trường hợp xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có thể quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập là Văn phòng giám định tư pháp.
Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả; do 01 hoặc 02 giám định viên tư pháp thành lập và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.

Cá nhân muốn thành lập văn phòng giám định tư pháp phải đáp ứng các điều kiện sau: Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên trong lĩnh vực đề nghị thành lập văn phòng; có đề án thành lập theo quy định của pháp luật và không phải là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.

Luật này thay thế Pháp lệnh Giám định tư pháp số 24/2004/PL-UBTVQH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

Các tin đã đưa ngày: