Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Theo đó, mức phạt tiền tối đa với cá nhân vi phạm là 250 triệu đồng, tổ chức vi phạm chịu mức phạt tiền gấp 02 lần đối với cá nhân. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10/2013.">
Liên kết website

Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

04/10/2013

Ngày 29/8/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Theo đó, mức phạt tiền tối đa với cá nhân vi phạm là 250 triệu đồng, tổ chức vi phạm chịu mức phạt tiền gấp 02 lần đối với cá nhân. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10/2013.

 

Theo Nghị định, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm đều có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu để sản xuất, kinh doanh hàng giả; Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thẻ giám định viên; Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 - 03 tháng.

Nghị định nêu cụ thể hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp và xâm phạm quyền, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Cụ thể:

Vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp bao gồm: Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Vi phạm quy định về đại diện; Vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp; Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Trong đó, phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp và mức phạt sẽ lên tới 20 triệu đồng nếu có hành vi giả mạo giấy tờ. Riêng tổ chức, cá nhân có hành vi tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy tang vật về sở hữu công nghiệp đang bị niêm phong thì mức phạt cao nhất sẽ là 30 triệu đồng.

Xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bao gồm: Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí; Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp; Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Trong đó: Mức phạt cao nhất là 250 triệu đồng đối với các hành vi: Thiết kế, xây dựng, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói sản phẩm, hàng hóa xâm phạm quyền đối với sáng chế; Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế; Gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, dịch vụ, xuất xứ...

Nghị định cũng nêu rõ thẩm quyền sử phạt hành chính của Thanh tra Khoa học và Công nghệ; Thanh tra Thông tin và Truyền thông; Quản lý thị trường; Hải quan; Công an và UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Các tin đã đưa ngày: