Liên kết website

Nghị định số 91/2010/NĐ-CP về chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu

01/01/0001

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định về chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhưng chưa giải quyết chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002, Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004, Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP ngày 06/02/2007, Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ, nay tiếp tục thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Cổ phần hóa, giao, bán; Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Chuyển thành đơn vị sự nghiệp; Giải thể, phá sản.

 

Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong công ty TNHH một thành viên: nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội; người có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau: 03 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội và 05 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau: Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm thực tế làm việc trong lĩnh vực nhà nước, không kể thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; Trợ cấp 70% tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động cho số tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng; trường hợp mức trợ cấp này thấp hơn mức tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ việc thì được tính bằng mức tiền lương tối thiểu chung.

Nghị định cũng quy định trường hợp những lao động dôi dư thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn, không thuộc các trường hợp trên đã nhận trợ cấp mà được tuyển dụng lại tại chính cơ quan đó hoặc cơ quan nhà nước khác thì phải trả lại toàn bộ hoặc một phần trợ cấp đã được nhận.

Trách nhiệm của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu: Xây dựng phương án sử dụng lao động, xác định số lao động cần thiết theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh và phương án giải quyết lao động dôi dư; công khai phương án sắp xếp lao động và danh sách lao động thuộc diện dôi dư; Giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động dôi dư; thực hiện chi trả và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật; Giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư do công ty tuyển dụng không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này bằng nguồn kinh phí của công ty, nông, lâm trường…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2010.

Các tin đã đưa ngày: