Thông tư số 81/2014/TT-BTC quy định về chế độ cung cấp thông tin, báo cáo đối với các chương trình, dự án vay vốn được cấp bảo lãnh chính phủ.
Thông tư này quy định về các loại thông tin, báo cáo mà Người được bảo lãnh, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp cho Người bảo lãnh (Bộ Tài chính) trong quá trình cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với các chương trình, dự án vay vốn được cấp bảo lãnh chính phủ.
">
Liên kết website

Bộ Tài chính quy định về chế độ cung cấp thông tin, báo cáo đối với các chương trình, dự án vay vốn được cấp bảo lãnh Chính phủ

14/07/2014

Ngày 24 tháng 6 năm 2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 81/2014/TT-BTC quy định về chế độ cung cấp thông tin, báo cáo đối với các chương trình, dự án vay vốn được cấp bảo lãnh chính phủ.
Thông tư này quy định về các loại thông tin, báo cáo mà Người được bảo lãnh, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp cho Người bảo lãnh (Bộ Tài chính) trong quá trình cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với các chương trình, dự án vay vốn được cấp bảo lãnh chính phủ.

 

Các loại báo cáo bao gồm: báo cáo định kỳ, báo cáo quý, 06 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất khi phát sinh các vấn đề có liên quan tới nghiệp vụ quản lý bảo lãnh hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Trong báo cáo định kỳ, người được bảo lãnh có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Tài chính:  báo cáo quý về rút vốn, trả nợ cho dự án (trong vòng 10 ngày đầu hàng quý trong giai đoạn rút vốn; báo cáo 06 tháng về thực hiện dự án (trong vòng 10 ngày đầu tháng 01 và 10 ngày đầu tháng 7 hàng năm); báo cáo tài chính; báo cáo đánh giá kết thúc giai đoạn xây dựng (06 tháng sau ngày ký biên bản nghiệm thu cuối cùng);  báo cáo kết thúc khoản vay (một tháng sau khi thực hiện trả khoản nợ đến hạn cuối cùng).  Trong báo cáo đột xuất, người được bảo lãnh có trách nhiệm cung cấp các báo cáo: báo cáo khi gia hạn thời gian rút vốn, điều chỉnh thời gian trả nợ khoản vay (15 ngày trước ngày hết hạn rút vốn hoặc trước ngày trả nợ tiếp theo); báo cáo khi có thay đổi và phát sinh vấn đề bất lợi (trong vòng 10 ngày kể từ khi phát sinh bất kỳ thay đổi hoặc sự kiện nào có thể có ảnh hưởng bất lợi đối với việc thực hiện dự án và trả nợ khoản vay của Người được bảo lãnh);  báo cáo khi Người được bảo lãnh thực hiện chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần, vốn góp cho bên thứ ba; báo cáo khi Người cho vay (Người nhận bảo lãnh) thực hiện chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay cho bên thứ ba hoặc thay đổi ngân hàng đại lý; báo cáo theo yêu cầu của Người bảo lãnh; báo cáo khi không đảm bảo khả năng thanh toán nợ.

Mặt khác, Thông tư còn quy định việc cung cấp thông tin trước khi cấp bảo lãnh. Ngoài hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Người được bảo lãnh cần cung cấp cho Người bảo lãnh các thông tin bổ sung sau: thông tin về các cổ đông chính; thông tin về Dự án; báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm trường hợp thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh vào nửa cuối năm tài chính; kế hoạch rút vốn của khoản vay phù hợp với tiến độ triển khai dự án, trong đó chi tiết đến số rút vốn dự kiến từng năm; kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm và các hồ sơ khác (nếu có) chứng minh năng lực thu xếp vốn chủ sở hữu; văn bản phê duyệt đề án vay, phát hành trái phiếu đề nghị Chính phủ bảo lãnh của Bộ chủ quản; ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi dự án triển khai về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng dự án, đánh giá tác động môi trường và hoạt động của chủ đầu tư trên địa bàn.

 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2014.

Các tin đã đưa ngày: