Liên kết website

MẢNH VƯỜN LIỀN KỀ

29/12/2016

Nhân vật: - Vai anh: Lò Trách - Vai anh: Tống Đức - Chị Lò Thị Tâm vai vợ ông Trách - Bác Bùi Xuân Nhiệm trưởng khu phố, tổ trưởng tổ hòa giải

Ông Trách: Ôi giời ơi! đã bảo bao nhiêu lần rồi mà buộc cành cây này vào mà chả buộc thế này cành cây, dễ cây lấn sang đất nhà tôi hết thế này, nói không nghe thì để tôi chặt cho mà xem (Trách cầm dao).
Ông Đức: Sao ông lại phá hết cây vải của tôi thế này, đồ phá hoại.
Trách: À! Ông bảo tôi phá hoại hả, ừ thì phá này…
Đức: Ơ! Dừng lại đi, cây vải này là cây của tôi mang từ Hải Dương về, nó quý lắm đấy.
Trách: Đất cắm dây, cây cắm sào cứ sang cành nào tôi chặt cành đấy, tôi không cần biết.
Chị Tâm: Bố mày bình tĩnh thôi, mà ông Đức cũng đừng đôi co với nhà tôi nữa.
Ông Trách: Mẹ mày ơi! Sang gọi Bác Nhiệm trưởng khu phố về đây giải quyết vụ việc này cho tôi cái, mà chơi với ông Đức này việc nhỏ sẽ thành chuyện lớn đấy.
Chị Tâm: Dạ! em, em sang ngay đây ạ! Mà hai anh cứ từ từ, bình tĩnh thôi, hai người đừng có…, đừng để xảy ra sô sát nhá!.
Ông Nhiệm: Ờ! sao hai chú lại to tiếng với nhau thế, hai chú cứ bình tĩnh thôi; xảy ra xô xát là không hay đâu chú Trách và chú Đức ạ! hai chú cứ nghe anh hai gia đình là hàng xóm láng giềng tắt đèn tối lửa có nhau.
Chị Tâm: Đấy Bác xem đi trồng giáp ranh như thế, cành cây lấn sang, rễ bén sang nhà chúng em thế này thì, mà tới đây chúng được chương trình lục lạc vàng tặng cho 2 con bò và nhà em sẽ làm chuồng ở trong này mà Bác.
Anh Trách: ông Đức còn ngang ngược như thế đấy em cũng đã nói với vợ con anh từ trước ấy rồi.
Đức: Bác xem giải quyết, giải thích cho chúng tôi nghe xem nào. Bác có cách giải quyết cho hai gia đình không Bác.
Bác Nhiệm: Rồi hai chú cứ bình tĩnh để tôi giải thích cho hai chú. Đây hai chú nghe đây theo Điều 175 của Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản.
Trách và Đức “nhưng mà Bác” Điều 175 Luật dân sự được quy định như nào hả Bác giải thích chúng em nghe xem nào.
Bác Nhiệm: Đây Bộ Luật dân sự năm 2015 được quy định rõ ràng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2017, tại khoản 2, Điều 175 quy định về ranh giới giữa các bất động sản: “2. Người sử đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được chồng cây và làm các việc khác trong khuân viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Ngoài ra, tôi xin nói thêm để các chú hiểu, tại khoản 1, Điều 176 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản: “1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình”.
Bác Nhiệm: Để các chú giữ gìn tình đoàn kết về sau, thì phải lường trước các sự việc có thể xây ra để mà tránh. Các chú có biết Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như thế nào về việc bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại không?
Trách và Đức: Dạ! Bác Nhiệm nói cái gì cũng phải, thì củ cải cũng phải nghe ạ. Mà Bác hỏi chúng em, thì chúng em biết hỏi ai bây giờ, thôi Bác giải thích cho chúng em luôn đi ạ.
Bác Nhiệm: Đây, tại Điều 177 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.
3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh, thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường”.
Anh Trách: đấy anh Đức thấy chưa…!
Đức: Ừ! biết thế sao tôi không buộc cành cây ấy vào thì có hay hơn không.
Trách: Ơ! tôi đã sang bảo vợ con anh bao nhiêu lần rồi đó.
Đức: Mà Bác Nhiệm ạ, thời gian này có Hồ nước Thủy điện, nên tôi mải mê chài lưới với tôm cá nên không có thời gian xem ti vi, báo chí, sách pháp luật để mà tìm hiểu về luật lá, nên tôi cũng có sai.
Anh Đức: Vậy, em cũng xin lỗi, nhân tiện có Bác giải quyết cho chúng em mới sáng lòng, sáng dạ ạ. Vậy từ nay, em biết luật nó quy định như thế em đã hiểu rồi Bác ạ!
Bác Nhiệm: Thôi, theo bác thì hai chú cũng có nóng vội, mà hai gia đình từ trước tới nay có gì to tát đâu, tốt nhất anh em chú theo Bác có gì là hàng xóm không nên như thế nữa, thôi hai chú bắt tay nhau đi đừng để mất tình cảm của hai gia đình. Chú Đức có con gái lớn xinh đẹp, học giỏi, chú Trách có con trai lớn chăm ngoan, hai đứa đều đang học đại học ở Hà Nội, tôi nghe thấy chúng nó thương yêu nhau, biết đâu hai gia đình các chú lại là thông gia của nhau mà cứ cãi nhau chẳng ai nhường ai thế này thì thông gia gì chứ. Nếu các chú biết phân tích đúng, sai, mỗi bên nhường nhau một chút, thì mới giữ được tình làng, nghĩa xóm, mà cũng chẳng cần phải gọi tôi đến khuyên giải làm mất thời gian của mọi người. À mà, từ nay các chú bớt chút thời gian đến tủ sách pháp luật của phường ta mà đọc cái luật nhé! Ở đấy có nhiều sách pháp luật lắm, các chú thoải mái tìm hiểu để khi vướng phải vấn đề gì về pháp luật, thì còn biết cái nào đúng, cái nào sai. Có khi, sau một thời gian đọc sách pháp luật, các chú lại giỏi hơn tôi, đến khi tôi có gì không hiểu về pháp luật, các chú lại giải thích cho tôi biết thế có tốt không các chú? Hiện nay, chúng ta không còn đói cái bụng nữa, nhưng còn đói cái pháp luật, đói cái chữ lắm. Muốn giữ gìn tình làng nghĩa xóm, phân tích cái đúng, cái sai thì cũng cần biết cái pháp luật để thực hiện cho đúng.
Đức và Trách: Ấy ấy chết, chúng em làm sao mà giỏi hơn Bác ạ. Bác là người có tâm, có trách nhiệm lại am hiểu pháp luật, phân tích có lý có tình, làm cho mọi người hiểu được cái đúng, nhận ra cái sai để mà sửa, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm. Từ nay, chúng em xin hứa sẽ dành thời gian đến tủ sách pháp luật của phường để tìm hiểu pháp luật, và xem ti vi, đọc thêm báo nữa để không bị đói cái chữ, đói cái pháp luật ạ.
 
- Khoản 2, Điều 175 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản: “2. Người sử đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được chồng cây và làm các việc khác trong khuân viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
- Khoản 1, Điều 176 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản: “1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình”.
- Điều 177 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại:
“1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.
3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh, thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường”.
 
 
 
Các tin đã đưa ngày: