Liên kết website

CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THOẢ THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN

29/12/2016

Mấy hôm nay nhà bà Lan mọi người hàng xóm ra vào thăm hỏi, chia sẻ chuyện bà bị ốm. Sống ở quê, có khó khăn về kinh tế một chút nhưng được cái tình làng nghĩa xóm, mọi người tắt lửa tối đèn có nhau.

Vừa nhặt rau, bà Lan vừa nói chuyện với chồng đang tưới cây trước cửa:
  • Ông Thắng này, Mẹ ốm hơn một tháng nay rồi, nhà mình neo người, con cái ở thành phố cả, may mà có bà con lối xóm hay sang thăm hỏi, động viên nhà mình cũng đỡ tủi ông nhỉ.
  • Ông Thắng: uh, bà nói phải, sống trên đời, quan trọng là tình cảm, mọi người giúp đỡ nhau những lúc khó khăn. Mẹ ốm vậy, biết tuổi già, sức yếu,khó qua khỏi nên mẹ nói cách đây nửa năm mẹ đã viết di chúc chia thừa kế cho các con rồi.
  • Bà Lan: Ôi vậy ah ông, tính mẹ vốn cẩn thận, mà nhà mình lại đông anh em nữa nên mẹ làm vậy là phải rồi. Vậy tôi nghĩ cũng phải họp gia đình mời các cô, các chú, các con cháu về. Thứ nhất, để bàn chuyện lo hậu sự cho mẹ, thứ hai cũng công khai bản di chúc của mẹ ra cho mọi người cùng biết.
Hai ông bà đang nói chuyện thì ông Hùng, cán bộ xã về hưu sang nhà hỏi thăm sức khoẻ của bà.
  • Ông Hùng (vừa đi vào sân vừa hỏi): Bà đỡ chưa ông bà Thắng?
  • Ông Thắng: bác sang chơi thăm bà ạ, cảm ơn bác đã hỏi thăm nhưng tình hình sức khoẻ của Bà cũng yếu lắm rồi, các con cháu đang chuẩn bị về hết rồi đấy ạ. Mời bác vào nhà uống nước.
  • Ông Hùng: Thôi, để tôi vào thăm bà đã rồi uống nước sau.( sau khi vào nhà thăm bà, ông Thắng mời ông Hùng ra bàn uống nước)
  • Ông Thắng: Mẹ tôi lúc khoẻ vốn rất cẩn thận nên cũng đã viết di chúc chia tài sản cho các con rồi ông ạ. Kể cũng may, chứ nhà đông anh em, không rõ ràng cũng mệt mỏi lắm, nhiều nhà cũng đã vướng vào cảnh anh em đánh nhau cũng chỉ vì một vài mét đất, khổ tâm lắm.
  • Ông Hùng: bà làm vậy là phải rồi nhưng di chúc đấy đã mang đi công chứng chưa?
  • Ông Thắng: chưa làm ông ạ, vì bà thì yếu, còn tôi cứ nghĩ bà viết chia tài sản vậy thì cứ thế thực hiện thôi, chứ lại còn phải công chứng gì nữa ông? Tôi là rất ngại đi làm các thủ tục liên quan tới cơ quan công quyền. Đi đi lại lại, đòi giấy tờ nọ, giấy tờ kia mất thời gian lắm
  • Ông Hùng: ơ ông hay nhỉ, ông có thằng Nam con nuôi của ông nó làm công chứng viên tại Văn phòng công chứng trên Hà Nội đấy thôi.
  • Bà Lan: ờ nhỉ, bác Thắng nói đúng đấy, có gì bảo thằng Nam nó làm, ông lo gì. À mà nó vừa gọi điện cho tôi nói sắp về tới nhà mình rồi đấy.
  • Ông Thắng: vậy tốt quá, đợi nó về tôi hỏi nó. Ba người đang chuyện trò thì ngoài sân nghe tiếng xe máy tiến vào….
  • Bà Lan: nhìn ra ngoài cổng, ông ơi Thằng Nam nó về rồi đây này, cái thằng này sao nó thiêng thế không biết, vừa nói tới nó là xuất hiện liền.
  • Nam: con chào bố mẹ, cháu chào Bác ạ. Bà thế nào rồi bố mẹ, con lo quá. Con vào với bà tí đã ạ.
Vào thăm bà xong, Nam bước ra ngoài vẻ mặt lo lắng
  • Nam: Bà yếu quá rồi bố mẹ nhỉ
  • Ông Thắng: chuyện của bà mai mọi người về đầy đủ rồi bàn con ạ. Giờ bố hỏi con chuyện này luôn đây, lúc còn khoẻ bà có viết di chúc và một bản thoả thuận chia di sản nhưng chưa công chứng con ạ. Giờ làm thế nào con?
  • Nam: để có một bản di chúc và thoả thuận chia di sản hợp pháp thì phải công chứng bố ạ. (Nam vừa nói vừa cười) : Con trai bố làm công chứng viên mà bố chẳng để ý gì cả. bó mang bản di chúc và thoả thuận chia di sản ra con xem nhé.
  • Ông Thắng: May quá, vậy mai con mang lên Phòng công chứng của con con công chứng bản di chúc đấy cho bố nhé. Mà trong bản di chúc, bà có để lại cho con 100m đất ở gần cuối làng đấy.
  • Nam: Bà thương con quá, thương con từ khi con còn bé mà.
  • Ông Thắng: bà để lại cho bố là con cả nên nhiều đất nhất nhưng bố thương chú Út, hai vợ chồng ốm đau, con cái đông, nheo nhóc nên bố muốn tặng cho chú ấy 1/3 tài sản từ 1000 m đất bà để lại cho bố mẹ và các anh chị của con.
Nam: Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật công chứng năm 2014 thì: “Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác”. Vậy trong văn bản thoả thuận phân chia di sản thì đã thể hiện việc bố tặng cho chú út 1/3 tài sản mà bố được hưởng chưa a?
  • Ông Thắng: rồi con, hồi đấy gia đình cũng đã họp rồi.
  • Nam: vậy thì ổn  rồi bố ạ. Vậy bố chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để ngày mai đi công chứng nhé. Bố mang cả giấy bà uỷ quyền cho bố đi công chứng.
  • Ông Thắng; hồ sơ công chứng cần mang theo giấy tờ gì con?
  • Nam: Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật công chứng năm 2014 thì  Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
  • Ông Thắng: phức tạp vậy à con? Lại còn chứng minh mối quan hệ giữa bà và các con cháu à? Cụ thể là giấy tờ gì? Mà chẳng biết còn đủ không nữa.
  • Nam: bố có thể mang theo sổ hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ ạ.
  • Ông Thắng: may quá con về con giải thích cho bố chứ nếu không thì chẳng biết gì, rồi hỏng hết việc lớn.
  • Nam: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. Nếu bố không đi công chứng thì sau này cũng không thực hiện được thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản là bố, các cô, các chú đâu ạ.
  • Ông Thắng: thời hạn công chứng bao lâu thì giải quyết xong hả con?
  • Nam: Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng bố ạ.
  • Bà Lan: vậy thì mình cũng phải mau làm thủ tục công chứng thôi vì họ còn phải đi xác minh văn bản thỏa thuận phân chia di sản nữa ông ạ.
  • Ông Thắng: uh phải rồi, may quá có con trai bố tư vấn. Lâu nay bố nghĩ  pháp luật là một điều gì đó rất khó hiểu và xa xôi nhưng nay bố hiểu rằng pháp luật ở ngay trong cuộc sống của chúng ta.
  • Nam: vâng bố ạ, pháp luật bắt nguồn từ cuộc sống, phục vụ cuộc sống mà bố.
  • Ông Thắng (ánh mắt nhìn xa xôi) và thầm nghĩ, phải rồi, pháp luật rất quan trọng đối với từng con người và xã hội chúng ta. Việc hiểu biết pháp luật cũng có ý nghĩa quan trọng không kém, giúp cho công việc và cuộc sống được an toàn bởi đã có pháp luật điều chỉnh, bảo vệ.
Các tin đã đưa ngày: