Ngày 25/12/1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; Ngày 18/10/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh; Ngày 20/6/2013, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 13 đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở,luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Có thể nói, từ sau khi thành lập nước, đây là những văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao quy định đầy đủ, đồng bộ các vấn đề về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, nhất là những quy định nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hộiđối với công tác hòa giải ở cơ sở.Luật Hòa giải ở cơ sở ghi nhận vai trò nòng cốt của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hoà giải ở cơ sở,vai trò nòng cốt của Mặt trận được thể hiện rõ nét trong các quy định về tham gia quản lý nhà nước về công tác hoà giải như bầu, lựa chọn hòa giải viên; cho thôi làm hoà giải viên; thành lập tổ hoà giải...
Luật Hòa giải ở cơ sở đã quy định trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận “Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở. Các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật”.
Ngày 18/11/2014, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN nhằm hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở và tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN xác định nguyên tắc phối hợp phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức; phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; tăng cường tính chủ động, tích cực của mỗi cơ quan, tổ chức trong công tác hòa giải ở cơ sở; và việc phối hợp phải thường xuyên, kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, đúng quy định của pháp luật.Vai trò của mặt trận tổ quốc trong công tác hòa giải ở cơ sở còn được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, phối hợp và tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở cơ sở; Để công tác hoà giải ở cơ sở hoạt động có hệ thống và hiệu quả, Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp xây văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước. Ở địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng văn bản bản tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cở sở.
Thứ hai, phối hợp thành lập và kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn xây dựng, củng cố tổ hòa giải, tổ viên tổ hoà giải theo quy định và phù hợp với từng địa bàn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Hàng năm, phối hợp trong việc rà soát số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong phạm vi xã, phường, thị trấn;. Trên cơ sở, đó đề xuất ý kiến củng cố, kiện toàn, bổ sung hoà giả viên, thành lập tổ mới.
Trong việc bầu và công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải, Mặt trận Tổ quốc có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng,theo quy định tại điều 8 và Điều 14 của Luật Hòa giải cơ sở thì “Người có đủ tiêu chuẩn như: (i) có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong công đồng dân cư, (ii) có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân, có hiểu biết pháp luật thì có quyền ứng cử hoặc được Ban công tác Mặt trận phối hợp với tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu vào danh sách bầu hòa giải viên. Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố tổ chức bầu hoà giải viên ở thôn, tổ dân phố bằng một trong các hình thức sau: (i) Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình; (ii) Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình”.
Tại khoản 2 Điều 14 Luật quy định: “Việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện dưới sự chủ trì của Trưởng Ban công tác Mặt trận bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Kết quả bầu tổ trưởng tổ hoà giải được lập thành văn bản và gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã để ra quyết định công nhận”,đây là thủ tục không thể thiếu để bảo đảm tính khách quan, đúng đắn khi quyết định lựa chọn thành viên tổ hòa giải và tổ trưởng tổ hòa giải. Sau khi có kết quả bầu hoà giải viên, Trưởng Ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận. Với quy định này, Mặt trận Tổ quốc có vai trò là chất xúc tác, với cách nhìn nhận công tâm và khách quan để giúp nhân dân lựa chọn, bầu người có uy tín vào tổ hòa giải, đảm đương công việc, bảo đảm sự thành công cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Thứ ba, phối hợp kiểm tra, đôn đốc và tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong công tác hòa giải ở cơ sở; Mặt trận thường xuyên phối hợp với cơ quan tư pháp và Uỷ ban nhân dân các trong việc kiểm tra, theo dõi tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; Để thực hiện việc này cần phải phối hợp xây dựng kế hoạch, tổ chức đoàn kiểm tra, chuẩn bị nội dung và điều kiện phục vụ việc kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về hoà giải ở cơ sở tại địa phương. Đồng thời, tại địa bàn ấp, khóm để việc kiểm tra được thường xuyên và thực hiện nền nếp;Hàng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận cần phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố tiến hành tự kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải tại địa bàn, báo cáo UBND cấp xã. Đối với việc khen thưởng, Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm tham gia phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố lập danh sách tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở để đề nghị UBND cấp xã khen thưởng.
Thứ tư, phối hợp trong sơ kết, tổng kết công tác hòa giải ở cơ sở. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở, UBND các cấp, cơ quan tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phối hợp tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác hòa giải ở cơ sở hàng năm. Trong đó, Mặt trận các cấp có trách nhiệm tham gia chuẩn bị nội dung, các điều kiện để tổ chức; xây dựng báo cáo về việc tham gia quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải của Mặt trận.
Bên cạnh đó, vai trò của Mặt trận còn được thể hiện trong việc tham gia thực hiện hoà giải ở cơ sở, Cụ thể, Điều 30 của Luật Hòa giải cơ sở đã quy định”Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật”.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên mà nòng cốt là Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên, hội viên của tổ chức mình làm hòa giải viên hoặc tham gia trực tiếp hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú. Phát huy vai trò của Trưởng ban công tác Mặt trận trong phối hợp tổ chức thực hiện hoà giải giữa các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau, tích cực tham gia theo dõi, đôn đốc giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện thoả thuận hòa giải thành.
Thông qua mạng lưới của mình, Mặt trận Tổ quốc sẽ cung cấp và bổ sung cho tổ hoà giải lực lượng hoà giải viên đông đảo. Thành viên tham gia Mặt trận Tổ quốc trước hết là những người có tâm huyết, có năng lực và uy tín đối với nhân dân. Vì vậy, khi tham gia hoạt động hòa giải họ sẽ phát huy hết khả năng cũng như uy tín của mình để giải quyết các tình huống hòa giải mạng lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số nơi
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chưa thực sự quan tâm đúng mức công tác này, nên hoạt động
hòa giải ở nơi đó còn yếu và mang tính hình thức. Một số ít địa phương, cấp ủy, chính quyền chưa thấy hết tầm quan trọng và hiệu quả của công tác hòa giải, nên chưa quan tâm chỉ đạo, đầu tư mua sách và tài liệu pháp luật phục vụ công tác hòa giải; đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, không có nhiều thời gian dành cho công tác hòa giải; sự phối hợp giữa ngành Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác hòa giải có nơi thiếu chặt chẽ, còn hình thức, chưa huy động được đông đảo các thành viên tham gia.
Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp
ủy đảng, chính quyền nhận thức đúng về công tác
hòa giải, có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao thì ở đó công tác phối hợp giữa chính quyền và ngành tư pháp với Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận được thực hiện thường xuyên, liên tục và công tác
hòa giải được đẩy mạnh thì tình hình xã hội được ổn định và bền vững.