Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Thông tư áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nộp đơn, hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Cũng theo Thông tư , tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi nộp đơn, hồ sơ yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải nộp phí, lệ phí. Mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này. Cụ thể: Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là 120.000 đồng. Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích/gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (đối với sáng chế/giải pháp hữu ích (mỗi năm) cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ; đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ; đối với kiểu dáng công nghiệp (5 năm) cho mỗi phương án của từng sản phẩm) là 100.000 nghìn đồng. Trường hợp yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ là 50.000 đồng.
Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là 200.000 đồng. Đối với trường hợp công bố quyết định cấp Chứng tên người đại diện sở hữu công nghiệp; quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; quyết định xóa đại diện sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp) thì mất phí 150.000 đồng…
Ngoài ra, thông tư còn quy định việc quản lý và sử dụng phí, lệ phí như sau: Chậm nhất là thứ 2 hàng tuần, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tuần trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Tổ chức thu phí được để lại 85% số tiền phí thu được trước khi nộp ngân sách nhà nước, để trang trải các chi phí cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phí và lệ phí. Số còn lại 15% trên tổng số tiền phí thu được nộp vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực từ 01/01/2017, thay thế Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 4/02/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp; khoản 1 Điều 1 Thông tư số 152/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 158/2010/TT-BTC ngày 12/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ./.