Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT gban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục.">
Liên kết website

Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT ngày 05/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục

24/01/2013

Ngày 05/11/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT gban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục.

Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây viết tắt là TCCN) tư thục, bao gồm: tổ chức và nhân sự; giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học; tài chính, tài sản.

Trường TCCN tư thục chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường TCCN tư thục chịu sự quản lý trực tiếp của SGiáo dục và Đào tạo và chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở.

Việc sáp nhập, chia, tách và thành lập phân hiệu trường TCCN tư thục phải đảm bảo được Đại hội đồng cổ đông nhà trường quyết định; có dự án khả thi trong đó làm rõ việc sử dụng giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường, quyền lợi của học sinh, kế hoạch, thời gian, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách hoặc thành lập phân hiệu; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.

Việc thành lập phân hiệu (nếu có) chỉ được thực hiện khi nhà trường đã có thời gian hoạt động giáo dục đủ 5 năm ( kể từ ngày quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục có hiệu lực) trở lên. Phân hiệu của trường TCCN tư thục chịu sự quản lý điều hành của trường TCCN tư thục, không có tư cách pháp nhân độc lập, chịu sự quản lý của sở giáo dục và đào tạo nơi đặt phân hiệu đối với các hoạt động giáo dục.

Việc giải thể trường TCCN tư thục phải nêu rõ lý do và phải có các biện pháp bảo đảm quyền lợi của giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh, phương án giải quyết các tài sản của nhà trường phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật.

Nếu có đủ căn cứ kết luận trường TCCN tư thục vi phạm pháp luật, vi phạm các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm chất lượng giáo dục, không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập thì tùy theo mức độ vi phạm, sở giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý trường có trách nhiệm: Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khắc phục và xử lý các vi phạm; ra quyết định hủy bỏ việc công nhận Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; ra quyết định tạm ngừng tuyển sinh, đình chỉ hoạt động giáo dục; trình cơ quan có thẩm ra quyết định giải thể trường; xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.

Thông tư này thay thế Thông tư số 35/2009/TT-BGDĐT ngày 13/12/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2012.

Các tin đã đưa ngày: