Thông tư số 20/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt.">
Liên kết website

Thông tư số 20/2013/TT-BGTVT ngày 16/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì công trình dường sắt

02/10/2013

Ngày 16/8/2013 Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 20/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt.

 

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức bảo trì công trình đường sắt, các khoản mục chi phí liên quan đến công tác bảo trì công trình đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng. Việc quản lý, bảo trì công trình đường sắt đô thị được thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt gồm các nội dung:  Lưu trữ và quản lý hồ sơ hoàn công công trình đường sắt xây mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất; lập hồ sơ quản lý công trình đường sắt (sổ kiểm tra đường, sổ kiểm tra ghi, sổ tuần đường, sổ gác chắn, hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công; lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt; phối hợp UBND các cấp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; theo dõi tình hình hư hỏng công trình đường sắt, tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên; kiểm tra định kỳ, đột xuất công trình đường sắt sau lụt bão hoặc tác động bất thường; lập biểu mẫu theo dõi số vụ tai nạn đường sắt, lập hồ sơ theo dõi các vị trí tiềm ẩn hay xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

Đơn vị bảo trì công trình đường sắt thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt theo quy trình bảo trì đã được duyệt. Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình phải được ghi chép, lập hồ sơ để quản lý, theo dõi và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường sắt.

Trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình đường sắt có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ và các cầu, hầm, nhà ga cấp đặc biệt, cấp I phải được quan trắc. Bộ phận quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập, đổ công trình.

Đối với công trình đường sắt hết tuổi thọ, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, Tổng công ty đường sắt Việt Nam và các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình; sửa chữa công trình (nếu có hư hỏng) để đảm bảo công năng, an toàn sử dụng và quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình đường sắt từ cấp II  trở xuống nhưng không gây ra thảm họa khi có sự cố theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Khi phát hiện công trình đường sắt không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng (bị hỏng nặng, xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ) thì Tổng công ty đường sắt và các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải báo cáo ngay về Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.

Chi phí bảo trì công trình đường sắt gồm: Chi lập, thẩm tra, thẩm định quy trình bảo trì công trình và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt; chi phí lập kế hoạch bảo trì; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ, đột xuất; chi phí quan trắc; chi phí bảo dưỡng; chi phí kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết; chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất; chi phí lập, quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường sắt và cập nhật cơ sở dữ liệu kết cầu hạ tầng đường sắt.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.

Các tin đã đưa ngày: