Nghị định số 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá. Theo đó, hoạt động điều tiết giá của Nhà nước bao gồm các hoạt động: bình ổn giá, định giá, hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá.">
Liên kết website

Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá

04/12/2013

Ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá. Theo đó, hoạt động điều tiết giá của Nhà nước bao gồm các hoạt động: bình ổn giá, định giá, hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá.

 

Đối với hoạt động bình ổn giá, tại Điều 15 của Nghị định đã quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá như sau: xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế; điện bán lẻ; khí dầu mỏ hóa lỏng; phân đạm ure; phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật; vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa giành cho trẻ em dưới 6 tuổi; đường ăn; thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Những trường hợp Nhà nước thực hiện bình ổn giá gồm: khi giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường; khi mặt bằng giá biến động làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Nghị định quy định thời hạn áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá đối với từng mặt hàng tối đa không quá 06 tháng.

Về định giá, Nghị định quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đơn vị có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố mới có thẩm quyền và trách nhiệm định giá. Những trường hợp được điều chỉnh mức giá do Nhà nước định giá gồm: khi các yếu tố hình thành giá trong nước và thế giới có biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh; trường hợp kiến nghị điều chỉnh giá không hợp lý thì cơ quan có thẩm quyền định giá phải trả lời cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bằng văn bản… Nghị định cũng quy định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.

Địa điểm niêm yết giá là tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức; siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật; cửa hàng; cửa hiệu; ki-ốt; hội chợ triển lãm và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa…; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết; đồng tiền niêm yết giá là đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. Bãi bỏ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.

Các tin đã đưa ngày: