Thông tư số 25/2014/TT-BTC về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng các biện pháp để bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá và thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá. ">
Liên kết website

Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ

08/04/2014

Ngày 17/02/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BTC về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng các biện pháp để bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá và thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá.

 

Theo đó, Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng các biện pháp để bình ổn giá.

Việc định giá được thực hiện theo nguyên tắc: Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ; kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.

Việc định giá chung căn cứ vào: Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến; lộ trình điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; giá thị trường trong nước, thế giới (nếu có) và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá; cam kết quốc tế về giá.

Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Thông tư này bao gồm phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Trong đó, phương pháp so sánh là căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá với hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước và có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực, thế giới. Phương pháp chi phí là căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và mức lợi nhuận dự kiến (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ.

Riêng ở phương pháp chi phí, Thông tư này cũng chỉ rõ: Các khoản chi không được tính chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá thành sản phẩm thực hiện theo quy định hiện hành về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi không được tính vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo các quy định có liên quan. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dự kiến tỷ suất lợi nhuận hoặc mức lợi nhuận hợp lý (nếu có) để đảm bảo giá bán hàng hóa, dịch vụ được xác định không được vượt quá giá bán trên thị trường.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2014 và thay thế Thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010.

Các tin đã đưa ngày: