Liên kết website

Tờ gấp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề

06/12/2013

 

1. Xử lý hành vi vi phạm quy định về thành lập, cho phép thành lập cơ sở dạy nghề (Điều 5 Nghị định số 148/2013/NĐ-CP)

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại quyết định thành lập, cho phép thành lập theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung quyết định thành lập, cho phép thành lập; Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở dạy nghề. Đồng thời buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập, cho phép thành lập.

- Phạt tiền đối với hành vi thành lập cơ sở dạy nghề mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép với một trong các mức sau: Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trung tâm dạy nghề; từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường trung cấp nghề; từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường cao đẳng nghề.

2. Xử lý hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề (Điều 6 Nghị định số 148/2013/NĐ-CP)

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo thời hạn quy định tại quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề khi tăng quy mô tuyển sinh của từng nghề so với quy mô tuyển sinh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề sau: Đến dưới 5% quy mô tuyển sinh đối với trình độ cao đẳng nghề; Đến dưới 20% quy mô tuyển sinh đối với trình độ trung cấp nghề; Đến dưới 30% quy mô tuyển sinh đối với trình độ sơ cấp nghề.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề khi tăng quy mô tuyển sinh của từng nghề so với quy mô tuyển sinh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề sau: Từ 5% đến dưới 30% quy mô tuyển sinh đối với trình độ cao đẳng nghề; Từ 20% đến dưới 40% quy mô tuyển sinh đối với trình độ trung cấp nghề; Từ 30% đến dưới 50% quy mô tuyển sinh đối với trình độ sơ cấp nghề.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề khi tăng quy mô tuyển sinh của từng nghề so với quy mô tuyển sinh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề sau: Từ 30% đến dưới 50% quy mô tuyển sinh đối với trình độ cao đẳng nghề; Từ 40% đến dưới 60% quy mô tuyển sinh đối với trình độ trung cấp nghề; Từ 50% đến dưới 70% quy mô tuyển sinh đối với trình độ sơ cấp nghề.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề khi tăng quy mô tuyển sinh của từng nghề so với quy mô tuyển sinh ghi trong giấy chứng nhận đãng ký hoạt động dạy nghề sau: Từ 50% quy mô tuyển sinh trở lên đối với trình độ cao đẳng nghề; Từ 60% quy mô tuyển sinh trở lên đối với trình độ trung cấp nghề; Từ 70% quy mô tuyển sinh trở lên đối với trình độ sơ cấp nghề.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động dạy nghề thuộc một trong các trường hợp: Bổ sung nghề đào tạo, trình độ đào tạo; Chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất cơ sở dạy nghề; Thay đổi cơ quan chủ quản, chủ đầu tư của cơ sở dạy nghề; Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo đến nơi khác; Thành lập phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo mới; Liên kết với tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề.

- Phạt tiền đối với hành vi tổ chức đào tạo nghề mà chưa đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan có thẩm quyền với một trong các mức sau: Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trình độ sơ cấp nghề; Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trình độ trung cấp nghề; Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trình độ cao đẳng nghề. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động đào tạo nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục quyền lợi học tập cho người học, hoàn trả cho người học các khoản đã thu, trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách nhà nước.

3. Xử lý hành vi vi phạm quy định về tuyển sinh (Điều 8 Nghị định số 148/21013/NĐ-CP)

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai man hồ sơ tuyển sinh.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tay cho việc khai man hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển.

- Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đối tượng, tiêu chuẩn tuyển sinh học nghề với một trong các mức sau: Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi tuyển sinh sai từ 01 đến dưới 05 người; Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi tuyển sinh sai từ 05 đến dưới 10 người; Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 20 người; Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tuyển sinh sai từ 20 đến dưới 30 người; Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi tuyển sinh sai từ 30 người trở lên. Đồng thời, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển; buộc hoàn trả cho người học các khoản đã thu, trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách nhà nước;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thông báo tuyển sinh bằng mọi hình thức khi chưa đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thu nhận hồ sơ, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa đăng ký hoạt động dạy nghề với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển; buộc hoàn trả cho người học các khoản đã thu, trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách nhà nước; buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh.

4. Xử lý hành vi vi phạm quy định về quy mô lớp học (Điều 9 Nghị định số 148/2013/NĐ-CP)

- Phạt tiền đối với hành vi bố trí số lượng học sinh, sinh viên trong một lớp học vượt quá mức quy định với một trong các mức sau: Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vượt quá mức quy định dưới 15%; Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vượt quá mức quy định từ 15% đến dưới 30%; Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vượt quá mức quy định từ 30% trở lên. Đồng thời, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc bố trí số lượng học sinh, sinh viên trong một lớp học đúng quy định.

5. Xử lý hành vi vi phạm quy định về bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất (Điều 12 Nghị định số 148/2013/NĐ-CP)

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thư viện, y tế, khu rèn luyện thể chất theo quy định.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm diện tích tối thiểu đối với phòng học lý thuyết, phòng thực hành, xưởng thực hành.

6. Xử lý hành vi vi phạm quy định về văn bằng, chứng chỉ nghề (Điều 15 Nghị định số 148/2013/NĐ-CP)

- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cấp chứng nhận bản sao hoặc xác nhận tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ nghề đã cấp. Đồng thời, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cấp bản sao, xác nhận tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ nghề đã cấp.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không lập hồ sơ hoặc lập hồ sơ không đầy đủ theo quy định để cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ nghề; Cấp văn bằng, chứng chỉ nghề với nội dung không đúng quy định. Đồng thời, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi văn bằng, chứng chỉ nghề đã cấp.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: In phôi văn bằng, chứng chỉ nghề không đúng mẫu quy định; Cấp văn bằng, chứng chỉ nghề không đúng mẫu quy định. Đồng thời, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy phôi văn bằng, chứng chỉ nghề đã in đối với hành vi in phôi văn bằng, chứng chỉ nghề không đúng mẫu quy định; buộc thu hồi văn bằng, chứng chỉ nghề đã cấp đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ nghề không đúng mẫu quy định.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ nghề cho người không đủ tiêu chuẩn. Đồng thời, buộc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi văn bằng, chứng chỉ nghề đã cấp.

Các tin đã đưa ngày: