Để giúp cho cán bộ, công chức phụ trách thực hiện tốt công tác chuẩn tiếp cận tại cơ sở, Sở Tư pháp tổ chức tập huấn quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật tại cơ sở cho công chức Tư pháp, Hộ tịch cấp huyện và cấp xã được 05 cuộc có 501 lượt người tham dự, biên soạn, in 2.530 tài liệu tiếp cận pháp luật để tập huấn chuyên sâu và cấp phát cho cán bộ phụ trách công tác tiếp cận pháp luật địa phương; Phối hợp các cơ quan, đơn vị và địa phương lồng ghép tập huấn được 15 cuộc, có 2.549 lượt người tham dự; Ngoài ra, tuyên truyền thông qua bản tin tư pháp theo định kỳ hàng tháng được 45.100 quyển (cấp đến tận ấp, khóm). mua 20.240 tài liệu pháp luật mới triển khai cho các thành viên Hội đồng, báo cáo viên pháp luật, lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương và triển khai được 4 cuộc, có 439 lượt người tham dự. Đối với UBND cấp huyện và cấp xã đã tuyên truyền trong nội bộ và ra ngoài Nhân dân được 1.709 cuộc, có 584.691 lượt người tham dự (một số địa phương lồng ghép tuyên truyền trong trường học); Tổ chức triển khai, tập huấn nghiệp vụ về tiếp cận pháp luật cho công chức Tư pháp - Hộ tịch được 08 cuộc, có 218 lượt người tham dự.
Sở Tư pháp đã xây dựng Kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra 8 huyện, thị xã, thành phố và 38 xã, phường; định kỳ hàng năm phòng Tư pháp 8/8 huyện thị xã, thành phố lồng ghép Kế hoạch kiểm tra công tác PBGDPL đối với UBND các xã, phường, thị trấn để kiểm tra công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua thời gian tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2017/TT-BTP, kết quả: Năm 2017 có 103/109, năm 2018 có 107/109 xã đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
Công tác tuyên truyền PBGDPL ở một số địa phương chưa đi vào chiều sâu, tổng hợp báo cáo về Sở Tư pháp chậm so với thời gian quy định; Đa số các huyện tổ chức họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp huyện còn chậm so với Quyết định số 619/QĐ-TTg; Còn một số cán bộ, công chức hiểu chưa đúng cách tính tỷ lệ % khi tổ chức đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính; Tuy có phân bổ kinh phí phục vụ cho công tác tiếp cận pháp luật nhưng địa phương do kinh phí còn hạn hẹp nên chỉ bố trí kinh phí chung trong công tác PBGDPL (bình quân 6 triệu đồng/năm/xã); Còn một số cán bộ, công chức chưa hiểu rõ nội dung khi tiến hành đánh giá, cho điểm số các chỉ tiêu của tiêu chí tiếp cận pháp luật; Nội dung các chỉ tiêu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội gây khó khăn cho cán bộ, công chức khi tiến hành chấm điểm, nhất là đối với các đồng chí do chuyển đổi vị trí công tác, mới tiếp nhận công việc mới; Công tác phối hợp một số địa phương giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể với UBND xã, phường, thị trấn trong việc triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa thường xuyên, chưa nhịp nhàng; còn một số xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do có cán bộ vi phạm pháp luật.
Trong thời gian tới, Sở Tư pháp tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL sâu rộng các chủ trương, chính sách về xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân, đặc biệt là Quyết định số 619/QĐ-TTg, Thông tư số 07/2017/TT-BTP.
Củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, biên soạn tài liệu, cấp phát và tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ kịp thời cho cán bộ phụ trách công tác tiếp cận pháp luật tại cơ sở.
Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về đánh giá tiếp cận pháp luật đảm bảo tình hình thực tế địa phương.Khen thưởng, biểu dương kịp thời các tập thể, tổ chức, cá nhâncó nhiều đóng góp tích cực cho xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai quán triệt sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, tác động của công tác xây dựng, đánh giá xã tiếp cận pháp luật, trên cơ sở đó xác định cụ thể trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị liên quan trong việc xây cấp xã đạt chuẩntiếp cận pháp luậtgắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Quan tâm hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ PBGDPL; hòa giải cơ sở để nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Các cơ quan đơn vị tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các thành viên của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trong việc xây dựng và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.Thường xuyên kiểm tra, kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc triển khai thực hiện.
Cán bộ, công chức, người được giao nhiệm vụ phát huy tinh thần sáng tạo, tính chủ động, kịp thời tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định về công tác tiếp cận pháp luật tại cơ sở nói riêng, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn khi được mời tham gia./.
Trịnh Minh Bình, Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long