Về đại diện tỉnh Ninh Bình, đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình và các tập thể cá nhân được khen thưởng; Về phía Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp có đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
Đồng chí Phạm Minh Thường - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm Luật Hòa giải ở cơ sở.
Tại Hội nghị, các đại biểu được xem phóng sự về kết quả 10 năm Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, các tham luận đại diện của Mặt Trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình, Phòng Tư pháp huyện, UBND xã và Tổ hòa giải xóm 2 xã Ân Hòa. Các bài tham luận tại Hội nghị chú trọng vào đánh giá kết quả công tác hòa giải ở cơ sở, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình trình bày tham luận tại Hội nghị.
Trong 10 năm, các tổ Hòa giải đã tiếp nhận 7.995 vụ việc; số vụ việc hòa giải thành: 6.650 vụ việc (đạt 84%); số vụ việc đang hòa giải và hòa giải không thành 1.345 vụ việc (chiếm tỷ lệ 16%). Một số huyện, thành phố có tỷ lệ hòa giải thành cao như: Yên Mô, Yên Khánh, Nho Quan, thành phố Tam Điệp.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã ghi nhận về những thành tích đạt được trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, chúc mừng đội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Ninh Bình đã xuất sắc đạt Giải Ba Vòng thi toàn quốc; bên cạnh đó, cũng chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc của tỉnh trong công tác này.
Đồng chí Ngô Quỳnh Hoa – Phó Cục trưởng Cục phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội nghị.
Để nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới cùng với các địa phương trong cả nước, đồng chí Ngô Quỳnh Hoa đề nghị Sở Tư pháp Tỉnh Ninh Bình quan tâm tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về hòa giải ở cơ sở để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, xác định đây là thiết chế tự quản rộng rãi của nhân dân, do nhân dân tổ chức, vì lợi ích của nhân dân và cộng đồng. Gắn công tác hòa giải ở cơ sở với việc giáo dục, vận động nhân dân ý thức tôn trọng, thực thi, tuân thủ pháp luật theo mục tiêu Nghị quyết 27/TW đề ra: Đến 2030, thượng tôn pháp luật là trở thành chuẩn mực ứng xử của toàn xã hội.
Hai là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. Kết hợp chặt chẽ công tác hòa giải ở cơ sở với thực hiện dân chủ cơ sở; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; dân vận khéo; phong trào xây dựng nông thôn mới với cách làm linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả; phát hiện, nhân rộng mô hình thực tiễn.
Ba là, thực hiện thật tốt Luật Hòa giải ở cơ sở với trọng tâm là: Củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên; Cấp ủy Đảng, HĐND, UBND quan tâm, có biện pháp hỗ trợ cụ thể, tích cực cho công tác này; huy động những người am hiểu pháp luật và các vấn đề xã hội tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở; tư vấn, hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng của hòa giải viên. UBND cấp xã triển khai công tác hòa giải ở cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (vấn đề bố trí kinh phí và lãnh đạo, chỉ đạo).
Bốn là, xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ hòa giải hoạt động hiệu quả; trong đó, chú trọng việc phát huy nguồn lực con người, đội ngũ luật sư, luật gia, người có kiến thức pháp luật…tham gia công tác này.
Năm là, bố trí đủ kinh phí phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18/8/2023 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở. Thông tư có hiệu lực từ ngày 06/10/2023. Rất mong tỉnh Ninh Bình sớm ban hành văn bản triển khai thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Trần Song Tùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục Pháp luật tỉnh tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định tặng Bằng khen cho 23 tập thể, cá nhân và Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh tặng Giấy khen cho 22 tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở./.
Vi Sa
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật