Liên kết website

Nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật

14/10/2020

Sáng nay (14/10), Báo Pháp luật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ PBGDPL tổ chức Tọa đàm Chương trình chung tay xóa nghèo pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong công tác PBGDPL. Tọa đàm do TS. Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo PLVN và TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL đồng chủ trì. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam 2020.

Tham dự Tọa đàm, về phía Bộ Tư pháp có ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGPL; bà Lê Thị Thu Hiền, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục THADS; đại diện Văn phòng Bộ cùng đại diện một số Sở Tư pháp, Cục THADS địa phương. 

Tọa đàm còn có sự góp mặt của nhiều khách mời đến từ các Bộ, ngành: Thượng tá Nguyễn Xuân Bách, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN; ông Nguyễn Trần Hiệu, Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan cùng đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tổng cục Thuế, Hội Luật gia Hà Nội…

Đẩy mạnh xã hội hóa 
Phát biểu khai mạc, Tổng biên tập Đào Văn Hội đánh giá: Việc thực hiện chương trình Chung tay xóa nghèo cả về pháp luật và vật chất đã có những tác động tích cực đối với đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, đóng góp tích cực cho xã hội. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, Báo PLVN đã thực hiện tốt sứ mệnh truyền thông tư pháp và pháp luật, phát huy tốt vai trò là cơ quan ngôn luận của Bộ, ngành Tư pháp.
Tổng Biên tập Đào Văn Hội cho biết, trước khi có Luật PBGDPL, Báo PLVN phối hợp với Bộ đội biên phòng, Ủy ban dân tộc thực hiện đề án đưa sách, báo pháp luật đến vùng sâu, vùng xa.

Từ trước khi có Luật PBGDPL, Báo PLVN phối hợp với bộ đội biên phòng, Ủy ban dân tộc thực hiện đề án đưa sách, báo pháp luật đến vùng sâu, vùng xa. Kể từ khi Luật PBGDPL năm 2012 được thông qua, trong đó có quy định đẩy mạnh xã hội hóa công tác PBGDPL, khẳng định đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội thì Báo đã tăng cường bố trí nguồn lực, kinh phí, thực hiện bài bản công tác này và có sáng kiến thực hiện Chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật”. 

“Cụm từ “chung tay” thể hiện ý chí mãnh liệt và trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho người dân. Mỗi ngành có một vị thế, một trách nhiệm khác nhau nhưng cần “chung tay” để cùng nhìn về một hướng, để cùng chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm giúp công tác PBGDPL ngày càng hiệu quả, thiết thực. Đặc biệt là góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khơi gợi, sáng tạo hơn nữa trong thực hiện sứ mệnh đưa pháp luật đến với người dân”, Tổng biên tập Đào Văn Hội chia sẻ.

 Bản chất Chương trình Chung tay xóa nghèo pháp luật của Báo PLVN là giáo dục pháp luật theo các chuyên đề, ví dụ như Chương trình chung tay xóa nghèo pháp luật hướng về biên giới, biển đảo đã Bộ phê duyệt, Báo phối hợp với các đơn vị cùng thực hiện. Đây là chương trình hết sức ý nghĩa bởi vấn đề chủ quyền quốc gia, biên giới biển đảo đặt ra yêu cầu rất mới về công tác tuyên truyền PBGDPL đối với người dân, cán bộ chiến sỹ, đặc biệt là địa bàn biên giới biển đảo. Để thực hiện nhiệm vụ này, Báo PLVN đã tổ chức phát sách, báo pháp luật miễn phí cho già làng, trưởng bản, người dân; trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân để nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền, biển đảo. Cùng với đó, Báo cũng huy động nguồn lực xã hội hóa để trao tặng nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày Báo PLVN phát hành số đầu tiên (10/7/1985-10/7/2020), Báo đã trao tặng 35 ngôi nhà “Mái ấm Tư pháp” cho những gia đình chính sách, cán bộ Tư pháp có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, Báo đã xây dựng và trao tặng gần 300 “Mái ấm Tư pháp”.

Với ý nghĩa đó, Báo mong muốn các đại biểu sẽ chia sẻ các cách làm hay, cách tiếp cận mới để cùng Báo và Vụ PBGDPL thực hiện tốt trách nhiệm Bộ, ngành Tư pháp giao với tư cách là cơ quan mũi nhọn, chính yếu trong thực hiện nhiệm vụ PBGDPL.
Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc đánh giá cao Chương trình chung tay xóa nghèo do Báo PLVN thực hiện.
Còn Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc ghi nhận và đánh giá cao Chương trình chung tay xóa nghèo pháp luật của Báo PLVN khi không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất mà còn góp phần tích cực đưa pháp luật đến với người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, những nơi được coi là “vùng trũng pháp luật”. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đặt ra ngày càng cao đối với công tác PBGDPL, cần sự chung tay của toàn xã hội. Vì vậy, Tọa đàm mong muốn nhận được các ý kiến góp ý, trao đổi để cùng tìm ra những giải pháp hữu hiệu, thực chất hơn để cùng chung tay xóa nghèo pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trong thời gian tới.

Gợi mở nhiều giải pháp
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL cho rằng trước yêu cầu đổi mới về chất và mục tiêu bảo đảm tính bền vững của công tác PBGDPL, việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia công tác PBGDPL tiếp tục được xác định là giải pháp đúng đắn, cần thiết và cần được tiếp tục thực hiện trọng tâm, trọng điểm, phù hợp và tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội. 
Theo đó, cần xác định chính sách huy động nguồn lực xã hội trong công tác PBGDPL là cần thiết, tất yếu và coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL; rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường xã hội hóa công tác PBGDPL; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này; phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL; rà soát, tổng kết, đánh giá những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL để nghiên cứu nhân rộng.
Nguồn: baophapluat.vn
Các tin đã đưa ngày: