Liên kết website

Quy định về quản lý Đài truyền thành cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông

30/11/2020

Để triển khai thực hiện Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, ngày 24/11/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT quy định về quản lý Đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông.

Theo đó, Thông tư đã đưa ra định nghĩa cụ thể về khái niệm Đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông là đài truyền thanh cấp xã sử dụng phương thức truyền đưa tín hiệu âm thanh, dữ liệu trên hạ tầng viễn thông, Internet và là một thành phần của hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở khái niệm này, Thông tư cũng đưa ra các quy chuẩn về danh mục thành phần cơ bản phải có và các yêu cầu kỹ thuật tương ứng đối với mô hình này, cụ thể:
1. Cụm thu phát thanh ứng dụng công nghi thông tin - viễn thông:
          - Bảo đảm kết nối mạng Internet;
- Bảo đảm nguồn điện cung cấp: Nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế: U = 90V - 240V/50H/z; có đầu chờ để lắp nguồn điện một chiều (khi mất điện) có hiệu điện thế: U = 12V - 24V.
- Rơle bảo vệ thiết bị điện khi hiệu điện thế U < 90V hoặc U > 240V; mất pha, đứt dây trung tính...
- Tổng công suất ra loa: Từ 50W - 120W.
- Thu được nội dung phát của đài phát thanh, truyền thanh 03 cấp (Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
2. Thiết bị quản lý, lưu trữ thông tin và sản xuất chương trình phát thanh: Máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay gồm: Ổ cứng: tối thiểu 500G; Ram: tối thiểu 4G; Chip: tối thiểu Core i3 hoặc tương đương; Đầu đọc CD/DVD; và cổng kết nối Internet và các thiết bị liên quan kèm theo.
3. Thiết bị tích hợp tự động: bảo đảm có kết nối mạng Internet; kết nối với đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông; tự động bật/tắt đài truyền thanh có dây/đài truyền thanh không dây FM khi nhận lệnh bật/tắt từ đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông; và có chức năng chuyển đổi âm thanh tương tự (analog) sang dạng số (digital) và ngược lại.
4. Loa: Công suất tối thiểu từ: Từ 25 - 30W/loa.
5. Micro: Chất lượng âm thanh rõ ràng
6. Các thiết bị, vật tư khác (cột treo loa, dây chống sét ở cột treo loa...nếu có): Đảm bảo quy định chuyên ngành về an toàn điện và an toàn xây dựng..
Ngoài ra, Thông tư cũng đã quy định cụ thể về mức độ ưu tiên từ thấp đến cao các loại bản tin do hệ thống thông tin nguồn Trung ương và cấp tỉnh gửi đến đài truyền thanh cấp xã ứng cụng công nghệ thông tin – viễn thông, cụ thể như sau:
- Mức độ thấp: Bản tin thông thường. Đây là bản tin được hệ thống thông tin nguồn gửi đến đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông để người dùng cấp xã chủ động lựa chọn phát theo lịch phát thanh.
- Mức độ trung bình: Bản tin ưu tiên. Đây là Bản tin được hệ thống thông tin nguồn gửi đến đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông để ưu tiên phát trong chương trình. Trường hợp bản tin ưu tiên của hệ thống thông tin nguồn gửi đến trùng với lịch phát bản tin ưu tiên của cấp xã trong chương trình, người dùng cấp xã chủ động quyết định thứ tự phát các bản tin ưu tiên theo yêu cầu thực tế.
- Mức độ cao: Bản tin khẩn cấp. Đây là bản tin được hệ thống thông tin nguồn gửi đến đài phát thanh cấp xã ứng dụng công nghị thông tin-viễn thông để phát ngay trong các tình huống khẩn cấp (thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh...).
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Các tin đã đưa ngày: