1. Tăng cường thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò của tủ sách pháp luật trong công tác thông tin, PBGDPL và thực hiện dân chủ ở cơ sở; có hình thức, biện pháp phù hợp để thông tin, giới thiệu các sách, tài liệu của tủ sách pháp luật, chú trọng các sách, tài liệu mới, có nội dung thiết thực, liên quan trực tiếp đến thực thi công vụ của cán bộ, công chức và nhu cầu tiếp cận thông tin, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, nhân dân.
2. Chỉ đạo rà soát, kiểm tra việc bổ sung, mua sách, tài liệu mới định kỳ để cung cấp cho tủ sách pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; bảo đảm bổ sung các sách có chất lượng, thiết thực, nội dung phù hợp với nhu cầu của bạn đọc; hạn chế mua sách văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng sách hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, giải đáp pháp luật thường thức. Tăng cường khai thác văn bản quy phạm pháp luật thông qua cơ sở dữ liệu pháp luật; hướng dẫn việc xử lý đối với sách, tài liệu bị hư hỏng không thể sử dụng được theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; đưa vào lưu giữ trong tủ sách pháp luật các sách, tài liệu được các cơ quan, đơn vị cấp, phát cho cán bộ, công chức tham dự hội thảo, tọa đàm để quản lý theo quy định về tài sản công, đồng thời thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý, bảo quản, khai thác tủ sách pháp luật trong Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg.
3. Phát huy vai trò đầu mối của tổ chức pháp chế, cơ quan Tư pháp, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phối hợp với ngành Tư pháp xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, gắn hoạt động khai thác của tủ sách pháp luật với hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4, các phong trào, cuộc vận động nâng cao dân trí, văn hóa đọc trong cán bộ, nhân dân; đầu tư, bố trí máy tính kết nối mạng internet để khai thác tài liệu, văn bản pháp luật và triển khai tủ sách pháp luật điện tử theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
4. Bố trí địa điểm đặt tủ sách pháp luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg bảo đảm thuận tiện cho việc khai thác, quản lý. Đối với tủ sách pháp luật cấp xã, chú ý đặt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Quan tâm bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, đồng thời sử dụng có hiệu quả kinh phí được cấp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo:
- Định kỳ thực hiện luân chuyển, trao đổi sách, tài liệu pháp luật giữa tủ sách pháp luật cấp xã với các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở (thư viện, điểm bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng…), các loại hình tủ sách tự quản tại cộng đồng mà người dân dễ tiếp cận
[1], đồng thời khuyến khích các cá nhân tham gia quản lý loại hình tủ sách tự quản này để phục vụ tốt hơn công tác thông tin, PBGDPL ở cơ sở.
- Quan tâm bố trí cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg có điều kiện về thời gian và kỹ năng, nghiệp vụ để quản lý, phục vụ tốt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn.
7. Đánh giá thực trạng thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg tại Bộ, ngành, địa phương và các đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể gửi Bộ Tư pháp
trước ngày 02/12/2017 (được tổng hợp trong Báo cáo công tác pháp chế hoặc Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của Bộ, ngành, địa phương theo Quyết định số 2694/QĐ-BTP ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
[1] Tủ sách/ngăn sách/giỏ sách/túi sách tại thôn, làng, bản, tôt dân phố, quán cà phê, chùa/cơ sở tôn giáo, dòng họ, khu nhà trọ công nhân...