Với mục đích triển khai thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có hiệu quả, chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm (ban hành kèm theo Quyết định số 3195/QĐ-BTP ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung sau đây:
1. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1.1. Trên cơ sở kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, đáp ứng yêu cầu đặt ra của công tác này trong tình hình mới và nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương.
1.2. Triển khai công tác PBGDPL đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, Nhân dân và yêu cầu quản lý nhà nước. Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh mới được thông qua, trong đó chú trọng Luật An ninh mạng, Luật Tiếp cận thông tin và các chính sách, pháp luật khác liên quan đến an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, các lĩnh vực pháp luật được dư luận xã hội quan tâm (phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay), các vấn đề nổi cộm, liên quan trực tiếp đến từng đối tượng, địa bàn cụ thể.
1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường trách nhiệm của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp (Hội đồng), Ban Thư ký giúp việc và cơ quan thường trực Hội đồng; tăng cường trách nhiệm của thành viên Hội đồng trong chỉ đạo, tổ chức PBGDPL trong ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp về PBGDPL.
1.4. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin gắn với triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019 - 2021” (Đề án 471)
1.5. Triển khai hiệu quả Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
1.6. Tăng cường phối hợp PBGDPL trong nhà trường và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập môn học pháp luật và giáo dục công dân; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy môn Giáo dục công dân/Pháp luật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng video bài giảng online, trong bối cảnh học sinh nghỉ học do Covid -19.
1.7. Phát động, tổ chức, tham gia tích cực Cuộc thi “Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi” theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
1.8. Tiếp tục tham mưu triển khai việc đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL năm 2020 theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTP.
1.9. Hướng dẫn hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09-11
1.10. Hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến toàn quốc “Pháp luật học đường”
2. Công tác hòa giải ở cơ sở, công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
2.1. Về hòa giải ở cơ sở
- Phối hợp với Ban Dân vận cấp tỉnh tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở”.
- Triển khai tổ chức có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022” (sau đây gọi là Đề án 428).
- Củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên tại các thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố.
- Khuyến khích tìm kiếm, xây dựng, đánh giá các mô hình hay, hiệu quả trong hòa giải ở cơ sở và có giải pháp nhân rộng các mô hình đó trên địa bàn.
2.2. Về công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương theo Quyết định số 619/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.