Để bảo đảm hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên
08/01/2020
Hoạt động hòa giải ở cơ sở của các tổ hòa giải, hòa giải viên thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc giải quyết, hòa giải kịp thời các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư.
Nhiệm vụ và giải pháp thực thi Luật Tiếp cận thông tin – Công cụ bảo đảm quyền “được biết” của nhân dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai
01/11/2019
“Quyền tiếp cận thông tin” là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 , Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Ở nước ta, lần đầu tiên “quyền được thông tin” đã ghi nhận là quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 . Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định về “quyền được thông tin” trong Hiến pháp năm 1992 và phát triển thành “quyền tiếp cận thông tin” của công dân . Như vậy, tiếp cận thông tin là một quyền hiến định, khẳng định rõ quyền của công dân trong việc chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin khi họ có nhu cầu tìm kiếm, khai thác và tiếp cận thông tin.
Những vấn đề đặt ra cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 tại Long An
24/10/2019
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những phương thức hữu hiệu để đưa pháp luật vào cuộc sống, đây được coi là khâu đầu tiên, quan trọng của quy trình tổ chức thực hiện pháp luật, trở thành cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống. Bởi vì khi được PBGDPL, mỗi công dân nắm bắt được nội dung, tinh thần của pháp luật, nhận thức được giá trị của pháp luật từ đó thể hiện sự tôn trọng và chấp hành đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN), quản lý xã hội bằng pháp luật.
Nhìn lại 02 năm thực hiện công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
05/09/2019
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” và “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Đó vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Để thực thi những mục tiêu và nguyên tắc này, chính quyền địa phương có trách nhiệm tổ chức và đảm bảo thi hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật tại địa phương, thông qua đó bảo đảm thực thi các quyền cơ bản của công dân đã được pháp luật quy định. Đây là chức năng cơ bản của chính quyền địa phương được Hiếp pháp năm 2013 quy định, và là nhiệm vụ “hàng đầu” của chính quyền địa phương được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Phụ nữ cần hiểu biết pháp luật để tự bảo vệ mình và con cái
27/08/2019
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, pháp luật là sự thể hiện của lẽ công bằng trong đời sống xã hội. Là công cụ ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội, nhất là quyền sống của cá nhân, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do. Vì thế pháp luật chính là chỗ dựa để từng người dân xây dựng một cuộc sống lành mạnh văn minh. Đặc biệt với đối tượng là phụ nữ trong thời kỳ hội nhập hiện nay.