Liên kết website

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ và những vấn đề đặt ra 18/10/2023

Hiến pháp năm 2013 đã nhấn mạnh: "Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới". Theo đó cùng với sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực, vai trò, vị trí của phụ nữ cũng được nâng lên rõ rệt. Các quy định của pháp luật hiện nay đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Chuyển đổi số trong PBGDPL, những vấn đề đặt ra cho Việt Nam 11/04/2023

Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức diễn đàn “Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp” trong đó có công tác PBGDPL. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ hơn về cơ hội, thách thức và những giải pháp cần thực hiện khi tiến hành chuyển đổi số trong lĩnh vực này.

Bình đẳng giới nhìn từ công tác hòa giải ở cơ sở và những vấn đề đặt ra 27/03/2023

Hòa giải ở cơ sở là một phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư và cũng là một phương thức để thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra. Bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển. Như vậy, cả hòa giải ở cơ sở và bình đẳng giới đều hướng đến mục tiêu thực hiện dân chủ, công bằng, văn minh.

Lợi thế so sánh của hòa giải ở cơ sở so với giải quyết tranh chấp tại Tòa án 05/01/2023

Giải quyết tranh chấp không phải là vấn đề pháp lý đơn giản, mà là vấn đề tổng hợp đồng thời liên quan đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp luật. Yêu cầu của giải quyết tranh chấp là phải bảo đảm đúng pháp luật, trật tự xã hội, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, các bên có liên quan, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước.

Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở 29/12/2022

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là một mắt xích trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Việc nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở quan trọng để vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

Công tác truyền thông dự thảo chính sách và thông tin, PBGDPL tại Canada 28/12/2022

Canada là một một quốc gia đa sắc tộc, văn hóa và đa ngôn ngữ với hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Canada được tổ chức theo hình thức liên bang (gồm chính quyền liên bang, chính quyền các tỉnh bang) với hình thức chính thể quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện. Chính quyền ở Canada là chính quyền 3 cấp: Liên bang, tỉnh bang và địa phương. Bộ máy nhà nước Canada bao gồm 3 hệ thống cơ quan: (1) Cơ quan lập pháp; (2) Cơ quan hành pháp và (3) Cơ quan tư pháp. Công tác thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật của Canada được thực hiện xuyên suốt quá trình lập pháp, hoạt động hành pháp và hoạt động tư pháp, cụ thể như sau: