Phát biểu của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại Lễ công bố Ngày Pháp luật năm 2013
01/11/2017
Kính thưa: - Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị,
Thủ tướng Chính phủ,
- Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội
Kính thưa: - Các đồng chí nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các Đoàn Đại biểu Quốc hội; các đồng chí Lãnh đạo thành phố Hà Nội và các tỉnh Vùng Thủ đô,
Thưa toàn thể các đồng chí, các bạn và đồng bào cả nước,
Hôm nay, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương long trọng tổ chức Lễ Công bố Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thay mặt Bộ Tư pháp và Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, tôi nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ và các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Vùng Thủ đô, thời gian qua đã luôn quan tâm đến công tác xây dựng, thi hành pháp luật nói chung, phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng, và hôm nay đã dành thời gian đến dự buổi Lễ trọng thể này. Tôi cũng nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại diện các Vụ Pháp chế, các Sở Tư pháp, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các vị đại diện các tầng lớp nhân dân, sinh viên Thủ đô, cùng toàn thể các đồng chí và các bạn đã đến dự buổi Lễ. Chúc các đồng chí Lãnh đạo, các vị đại biểu và toàn thể đồng chí, đồng bào sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt. Chúc Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thành công tốt đẹp!
Thưa đồng chí, đồng bào
Trong công cuộc Đổi mới đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường vai trò, hiệu lực của Hiến pháp, pháp luật là một tất yếu khách quan, một đòi hỏi bức thiết. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định, cùng với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phải tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; cùng với việc không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật với khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phải ra sức tăng cường pháp chế XHCN, hiệu quả thi hành pháp luật mà khâu đầu tiên là nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chính vì vậy, ngày 20/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật PBGDPL, quy định rất nhiều nhiệm vụ, giải pháp, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản, bền vững trong công tác PBGDPL, đưa công tác này đi vào thực chất, hiệu quả. Một trong những giải pháp đó là việc Quốc hội đã lựa chọn và quyết định lấy ngày 9/11, ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước ta, là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, để từ đó hằng năm tổ chức tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Thưa đồng chí, đồng bào
Trên thế giới, có khoảng 40 quốc gia tổ chức Ngày pháp luật hoặc Ngày Hiến pháp như một ngày hội để kỷ niệm ngày ký, ban hành Hiến pháp của nước mình, qua đó xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội. Ở nước ta, ý tưởng tổ chức Ngày Pháp luật được bắt nguồn từ sáng kiến của các địa phương, từ các tỉnh Hà Tây (trước đây), Long An, Tiền Giang v.v… Ban đầu, ngày này chỉ được tổ chức trong các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức như một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung, để họ được phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực quản lý, hoạt động của mình. Đó là một cách làm mới, sáng tạo, tích cực, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật, được Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đánh giá cao, hướng dẫn nhân rộng. Và từ năm 2010, mô hình Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Giờ đây, theo quy định của Luật PBGDPL và Nghị định quy định chi tiết thi hành, Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội; để giáo dục cán bộ, công chức, viên chức ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật; để xây dựng trong mỗi con người chúng ta ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật; và để tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; vận động nhân dân chấp hành pháp luật v.v...
Năm 2013, năm đầu tiên Luật PBGDPL có hiệu lực thi hành và cũng là năm đầu tiên ngày 9/11 trở thành Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, được tổ chức trên quy mô toàn quốc. Đây cũng là năm ghi nhận một sự kiện hệ trọng trong đời sống chính trị- pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến và Quốc hội đang xem xét để thông qua Hiến pháp (sửa đổi) của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, với chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ngày Pháp luật năm nay có ý nghĩa đặc biệt, vừa là sự tiếp nối đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nêu trên, vừa là sự mở đầu cho một giai đoạn mới xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động các cơ quan Đảng, Nhà nước và đời sống xã hội, vừa là tiền đề, là cơ sở để tổ chức Ngày Pháp luật trong những năm tiếp theo có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thiết thực.
Kính thưa đồng chí Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Chủ tịch Quốc hội và đồng chí, đồng bào,
Để Ngày Pháp luật đầu tiên của đất nước được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả thiết thực, trên cơ sở ý kiến tham gia của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, trong những tháng qua, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn các Bộ, ngành, các tổ chức, đoàn thể và các địa phương về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, sát với tình hình của mỗi ngành, mỗi địa phương. Tôi xin trân trọng báo cáo, cho đến nay, hầu hết các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành, đã và đang thực hiện kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật bằng rất nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng và sáng tạo. Điểm nhấn về nội dung của Ngày Pháp luật năm 2013 là tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật; về vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội; về những quan điểm, nội dung cơ bản của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; về những đạo luật quan trọng đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và nhất là, những đạo luật đang được Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, như: Luật đất đai (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, Luật việc làm, Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi). Các thông tin pháp luật và thi hành pháp luật trong các lĩnh vực như bảo vệ biển đảo, chủ quyền quốc gia; phòng, chống tham nhũng; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính v.v… cũng đã được các Bộ, ngành, địa phương lựa chọn để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong dịp này. Nhiều Bộ, ngành, địa phương cũng đã sáng tạo, thực hiện việc lồng ghép nội dung Ngày pháp luật với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới”, "Năm an toàn giao thông"... Và trong gần một tuần lễ cao điểm tổ chức Ngày Pháp luật, được bắt đầu từ ngày 4/11 vừa qua, như đồng chí, đồng bào chứng kiến, trên khắp mọi miền của đất nước, Ngày Pháp luật đã được xã hội đón nhận, tích cực hưởng ứng, tạo nên dấu ấn mới trong nhận thức về Hiến pháp, pháp luật của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đang thực sự trở thành Ngày hội toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", đúng như dự thảo Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) ghi nhận.
Trong tinh thần đó, thay mặt Bộ Tư pháp và Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, tôi trân trọng giới thiệu và kính mời đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu, công bố Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xin trân trọng kính mời Đồng chí Thủ tướng Chính phủ!
Kính thưa: - Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ,
- Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội
Kính thưa: - Các đồng chí nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các Đoàn Đại biểu Quốc hội; các đồng chí Lãnh đạo thành phố Hà Nội và các tỉnh Vùng Thủ đô,
Thưa toàn thể các đồng chí, các bạn và đồng bào cả nước,
Hôm nay, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương long trọng tổ chức Lễ Công bố Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thay mặt Bộ Tư pháp và Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, tôi nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ và các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Vùng Thủ đô, thời gian qua đã luôn quan tâm đến công tác xây dựng, thi hành pháp luật nói chung, phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng, và hôm nay đã dành thời gian đến dự buổi Lễ trọng thể này. Tôi cũng nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đại diện các Vụ Pháp chế, các Sở Tư pháp, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các vị đại diện các tầng lớp nhân dân, sinh viên Thủ đô, cùng toàn thể các đồng chí và các bạn đã đến dự buổi Lễ. Chúc các đồng chí Lãnh đạo, các vị đại biểu và toàn thể đồng chí, đồng bào sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt. Chúc Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thành công tốt đẹp!
Thưa đồng chí, đồng bào
Trong công cuộc Đổi mới đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường vai trò, hiệu lực của Hiến pháp, pháp luật là một tất yếu khách quan, một đòi hỏi bức thiết. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định, cùng với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phải tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; cùng với việc không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật với khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phải ra sức tăng cường pháp chế XHCN, hiệu quả thi hành pháp luật mà khâu đầu tiên là nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chính vì vậy, ngày 20/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật PBGDPL, quy định rất nhiều nhiệm vụ, giải pháp, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản, bền vững trong công tác PBGDPL, đưa công tác này đi vào thực chất, hiệu quả. Một trong những giải pháp đó là việc Quốc hội đã lựa chọn và quyết định lấy ngày 9/11, ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước ta, là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, để từ đó hằng năm tổ chức tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Thưa đồng chí, đồng bào
Trên thế giới, có khoảng 40 quốc gia tổ chức Ngày pháp luật hoặc Ngày Hiến pháp như một ngày hội để kỷ niệm ngày ký, ban hành Hiến pháp của nước mình, qua đó xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội. Ở nước ta, ý tưởng tổ chức Ngày Pháp luật được bắt nguồn từ sáng kiến của các địa phương, từ các tỉnh Hà Tây (trước đây), Long An, Tiền Giang v.v… Ban đầu, ngày này chỉ được tổ chức trong các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức như một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung, để họ được phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực quản lý, hoạt động của mình. Đó là một cách làm mới, sáng tạo, tích cực, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật, được Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ đánh giá cao, hướng dẫn nhân rộng. Và từ năm 2010, mô hình Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Giờ đây, theo quy định của Luật PBGDPL và Nghị định quy định chi tiết thi hành, Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội; để giáo dục cán bộ, công chức, viên chức ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật; để xây dựng trong mỗi con người chúng ta ý thức bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật; và để tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; vận động nhân dân chấp hành pháp luật v.v...
Năm 2013, năm đầu tiên Luật PBGDPL có hiệu lực thi hành và cũng là năm đầu tiên ngày 9/11 trở thành Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, được tổ chức trên quy mô toàn quốc. Đây cũng là năm ghi nhận một sự kiện hệ trọng trong đời sống chính trị- pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến và Quốc hội đang xem xét để thông qua Hiến pháp (sửa đổi) của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, với chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ngày Pháp luật năm nay có ý nghĩa đặc biệt, vừa là sự tiếp nối đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nêu trên, vừa là sự mở đầu cho một giai đoạn mới xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động các cơ quan Đảng, Nhà nước và đời sống xã hội, vừa là tiền đề, là cơ sở để tổ chức Ngày Pháp luật trong những năm tiếp theo có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thiết thực.
Kính thưa đồng chí Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Chủ tịch Quốc hội và đồng chí, đồng bào,
Để Ngày Pháp luật đầu tiên của đất nước được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả thiết thực, trên cơ sở ý kiến tham gia của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, trong những tháng qua, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn các Bộ, ngành, các tổ chức, đoàn thể và các địa phương về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, sát với tình hình của mỗi ngành, mỗi địa phương. Tôi xin trân trọng báo cáo, cho đến nay, hầu hết các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành, đã và đang thực hiện kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật bằng rất nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng và sáng tạo. Điểm nhấn về nội dung của Ngày Pháp luật năm 2013 là tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật; về vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội; về những quan điểm, nội dung cơ bản của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; về những đạo luật quan trọng đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và nhất là, những đạo luật đang được Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, như: Luật đất đai (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, Luật việc làm, Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi). Các thông tin pháp luật và thi hành pháp luật trong các lĩnh vực như bảo vệ biển đảo, chủ quyền quốc gia; phòng, chống tham nhũng; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính v.v… cũng đã được các Bộ, ngành, địa phương lựa chọn để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong dịp này. Nhiều Bộ, ngành, địa phương cũng đã sáng tạo, thực hiện việc lồng ghép nội dung Ngày pháp luật với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới”, "Năm an toàn giao thông"... Và trong gần một tuần lễ cao điểm tổ chức Ngày Pháp luật, được bắt đầu từ ngày 4/11 vừa qua, như đồng chí, đồng bào chứng kiến, trên khắp mọi miền của đất nước, Ngày Pháp luật đã được xã hội đón nhận, tích cực hưởng ứng, tạo nên dấu ấn mới trong nhận thức về Hiến pháp, pháp luật của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đang thực sự trở thành Ngày hội toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", đúng như dự thảo Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) ghi nhận.
Trong tinh thần đó, thay mặt Bộ Tư pháp và Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, tôi trân trọng giới thiệu và kính mời đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu, công bố Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xin trân trọng kính mời Đồng chí Thủ tướng Chính phủ!