Các chương của dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được sắp xếp, bố cục lại cụ thể như sau:
Tại
Chương I. Quy định chung, gồm 11 điều (từ Điều 1 đến Điều 11), có những nội dung sửa đổi, bổ sung như sau: (i) sửa đổi, bổ sung Điều 1 về phạm vi áp dụng, trong đó sửa đổi, bổ sung làm rõ hơn phạm vi quản lý về vật thể chứa nước không làm thay đổi về phạm vi điều chỉnh của Luật; sửa đổi, bổ sung Điều 2 về giải thích từ ngữ, ngoài các nội dung kế thừa Luật tài nguyên nước 2012, trong đó bổ sung các khái niệm liên quan đến các nội dung khác được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật gồm: an ninh nguồn nước; khai thác, sử dụng nước; vận hành hồ chứa theo thời gian thực; giá trị tài nguyên nước; phạm vi bảo vệ nguồn nước...; (ii) Bổ sung Điều 2 đối tượng áp dụng; (iii) Sửa đổi, bổ sung Điều 8 về Lưu trữ, sử dụng thông tin về tài nguyên nước, sửa tên điều thành Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, trong đó quy định các thông tin, các loại hình cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý, vận hành; Quản lý thông tin dữ liệu tài nguyên nước theo hướng công khai để cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng có thể tiếp cận; trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân trong việc cập nhật thông tin, số liệu vào hệ thống CSDL; (iv) Bổ sung mới Điều 10 về Dịch vụ công trực tuyến về tài nguyên nước, trong đó quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến về tài nguyên nước; (v) Sửa đổi, bổ sung Điều 11 về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó bổ sung hành vi cấm lấp sông.
Tại
Chương II. Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước, gồm 13 điều (từ Điều 12 đến Điều 24), có những nội dung sửa đổi, bổ sung như sau: Bỏ Điều 10 về trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản tài nguyên nước (Điều 10) kết cấu nội dung sang các Điều khác đảm bảo phù hợp kết cấu của logic dự thảo; Sửa đổi, bổ sung Điều 12 về Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, trong đó quy định bổ sung nội dung về trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tổ chức xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước của mình; Sửa đổi, bổ sung Điều 13 về Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo hướng quy định rõ các hoạt động thuộc đối tượng điều tra định kỳ thường xuyên và không định kỳ; Sửa đổi, bổ sung Điều 14 về Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước theo hướng quy định trách nhiệm tổ chức, cá nhân phải cập nhật kết quả thực hiện vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; Trách nhiệm Bộ TNMT và UBND cấp tỉnh phê duyệt và công bố dòng chảy tối thiểu và khả năng tiếp nhận nước thải vào nguồn nước theo hướng công bố ở những khu vực, nguồn nước quan trọng cho mục tiêu phát triển KTXH (theo quy định của Chính phủ); Sửa đổi, bổ sung Điều 16 về Quy hoạch về tài nguyên nước theo hướng quy định rõ quy hoạch tài nguyên nước quốc gia; Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia; Sửa đổi, bổ sung Điều 17 về Nguyên tắc lập quy hoạch về tài nguyên nước theo hướng quy định rõ các nguyên tắc lập quy hoạch và là cơ sở cho lập các quy hoạch ngành khác; Sửa đổi, bổ sung Điều 18 về Căn cứ lập quy hoạch về tài nguyên nước, trong đó quy định rõ các căn cứ lập quy hoạch; Sửa đổi, bổ sung Điều 19 về Quy hoạch tài nguyên nước theo hướng quy định rõ thời kỳ quy hoạch và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch; Sửa đổi, bổ sung Điều 20 về Nội dung của quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh theo hướng theo hướng đơn giản hóa nội dung quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, bổ sung nội dung về xác định các vùng, tiểu lưu vực, nguồn nước phải lập kế hoạch chi tiết sử dụng nước; Sửa đổi, bổ sung Điều 21 về nhiệm vụ lập quy hoạch theo hướng đơn giản hóa nhiệm vụ lập quy hoạch phù hợp với thực tế và Luật Quy hoạch; bãi bỏ các nội dung trùng lặp với nội dụng lập quy hoạch; Sửa đổi, bổ sung Điều 22 về Thẩm quyền tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh theo hướng quy định rõ thẩm quyền tổ chức lập phê duyệt quy hoạch; Bỏ Điều 23 về Điều kiện của đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước đảm bảo đơn giản hóa thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thực hiện; Sửa đổi, bổ sung Điều 23 về Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh theo hướng Quy hoạch được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh và quy định các trường hợp mà Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh được điều chỉnh; Sửa đổi, bổ sung Điều 24 về Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh theo hướng quy định rõ thời gian phải công bố quy hoạch, đăng tải trên cổng thông tin điện tử; quy định thông tin, dữ liệu, công cụ phục vụ xây dựng quy hoạch phải được quản lý trên nền tảng công nghệ số, được cập nhật thường xuyên, liên tục.
Tại
Chương III. Bảo vệ tài nguyên nước, gồm 15 điều (từ Điều 25 đến Điều 39), có những nội dung sửa đổi, bổ sung như sau: Bổ sung mới Điều 25 về Chức năng nguồn nước theo hướng quy định bổ sung chức năng nguồn nước và phân vùng chức năng nguồn nước; Sửa đổi, bổ sung vào Điều 26 về Hành lang bảo vệ nguồn nước theo hướng quy định Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và quy định hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện các chức năng; Bổ sung mới Điều 27 về Dòng chảy tối thiểu theo hướng quy định Sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng phải được xác định dòng chảy tối thiểu, nguyên tắc xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa, đập dâng; Bổ sung mới Điều 28 về ngưỡng khai thác nước dưới đất theo hướng quy định nguyên tắc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất; Sửa đổi, bổ sung Điều 30 về Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt theo hướng quy định các nội dung bảo vệ nguồn nước cho sinh hoạt và trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức/cá nhân trong bảo vệ chất lượng nguồn nước cho sinh hoạt; Sửa đổi, bổ sung Điều 31 Bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác theo hướng quy định ro các hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích giao thông vận tải thuỷ, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác không được gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chức năng nguồn nước; Sửa đổi, bổ sung Điều 32 về Bảo vệ nước dưới đất theo hướng bổ sung thêm các đối tượng quản lý liên quan đến hoạt động gây ảnh đến nước dưới đất (xây dựng công trình ngầm, bơm hút nước tháo khô mỏ); quy định về bảo vệ chất lượng nước dưới đất; quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong bảo vệ nước dưới đất; Bổ sung Điều 34 về Bảo vệ nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa; Sửa đổi, bổ sung vào Điều 35 về Phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước theo hướng giao cho Chính phủ quy định phương án xử lý đối với các công trình khai thác sử dụng nước kém hiệu quả gây suy thoái cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước phải cải tạo, nâng cấp, hoặc phá dỡ; nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được xử lý, kiểm soát và có các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; Nước thải xả vào nguồn nước phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải, phù hợp với chức năng nguồn nước và sức chịu tải của môi trường nước tiếp nhận; Sửa đổi, bổ sung vào Điều 37 về Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt theo hướng quy định về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước phải tuân thủ theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và một quy định cụ thể nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước đáp ứng mục đích sử dụng nước (chức năng nguồn nước); quy định kinh phí, cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư phục hồi nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt; Các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước theo quy định của pháp luật về Bảo vệ Môi trường; Sửa đổi bổ sung Điều 38 về Hành nghề khoan nước dưới đất theo hướng quy định việc khoan điều tra, khảo sát, thăm dò và khoan khai thác nước dưới đất phải do tổ chức, cá nhân được phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện và quy định Chính phủ hướng dẫn cụ thể; Bãi bỏ Điều 37 về xả nước thải vào nguồn nước, Điều 38 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhan được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Luật tài nguyên nước 2012 (Luật Môi trường bãi bỏ).
Tại
Chương IV. Điều hòa, phân phối và Khai thác, sử dụng tài nguyên nước, gồm 23 điều (từ Điều 40 đến Điều 62), có những nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:
- Sửa đổi bổ sung Điều 40 về Điều hòa, phân phối tài nguyên nước theo hướng quy định các nguyên tắc điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng; Hoạt động điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, quy định trách nhiệm điều hòa, phân bổ tài nguyên nước.
- Bổ sung mới Điều 41 về Điều hoà, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước theo hướng quy định trách nhiệm và nội dung thực hiện Điều hoà, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.
- Sửa đổi bổ sung Điều 42 về chuyển nước lưu vực sông theo hướng quy định căn cứ lập dự án chuyển nước, Lấy ý kiến thẩm định dự án chuyển nước.
- Bổ sung mới Điều 43 về Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo hướng quy định trách nhiệm trong xây dựng, thẩm định Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, quy định về QTVHLH hướng tới theo thời gian thực đảm bảo tối ưu việc điều tiết nước cho các mục đích sử dụng.
- Sửa đổi bổ sung Điều 44 về Bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo hướng quy định các khu vực bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
- Sửa đổi bổ sung Điều 45 về Gây mưa nhân tạo theo hướng quy định việc gây mưa nhân tạo phải căn cứ vào nhu cầu về nước của vùng thiếu nước và điều kiện cho phép để quyết định biện pháp, quy mô hợp lý và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khí tượng thuỷ văn.
- Bổ sung mới Điều 46 về Quy định chung về quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo hướng quy định nguyên tắc quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước, quy định trách nhiệm của bộ, ngành, ủy bân nhân cấp tỉnh trong việc thực hiện.
- Sửa đổi bổ sung Điều 47 về Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong đó bổ sung quy định về khai thác, sử dụng nước đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên nước.
- Sửa đổi bổ sung Điều 48 về Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo hướng quy định các trường hợp phải đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, cấp phép.
- Sửa đổi bổ sung Điều 49 về Khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt theo hướng quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành địa phương trong việc quản lý khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt; trách nhiệm của Tổ chức/cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình cấp nước cho sinh hoạt (đơn vị cấp nước) theo hướng phải thực hiện quan trắc, giám sát nguồn nước, có phương án, phòng ngừa ứng phó sự cố khi nguồn nước không đảm bảo.
- Sửa đổi bổ sung Điều 50 về Khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp theo hướng quy định về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức/cá nhân trong việc khai thác, sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả, giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước, kiểm soát hoạt động sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Sửa đổi bổ sung Điều 52 về Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản theo hướng quy định khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản trên sông suối, lòng hồ không được làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, hư hại công trình trên sông, gây trở ngại cho giao thông thủy và không được gây nhiễm mặn nguồn nước không được gây ảnh hưởng đến an toàn hồ chứa, đập dâng, nhiệm vụ phòng, chống lũ, cấp nước cho hạ du của hồ chứa, đập dâng.
- Sửa đổi bổ sung Điều 53 về Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản theo hướng quy định trách nhiệm tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản phải tiết kiệm nước, phải có biện pháp thu gom, xử lý nước không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Sửa đổi bổ sung Điều 55 về Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác theo hướng không được gây ô nhiễm, nhiễm mặn, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy, sụt lún đất và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước. Khai thác, sử dụng nước để làm mát máy, thiết bị, tạo hơi và gia nhiệt và các mục đích khác không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, nguồn lợi thủy sản, hoạt động giao thông thủy và các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác trong khu vực.
- Sửa đổi bổ sung Điều 56 về thăm dò, khai thác nước dưới đất theo hướng quy định các khu vực hạn chế thăm dò, khai thác nước dưới đất
- Sửa đổi, bổ sung Điều 57 về Hồ chứa và khai thác, sử dụng nước hồ chứa, đập dâng theo hướng quy định quẩn lý khai thác, sử dụng đối với các hồ chứa trên sông suối và hồ chứa không trên sông, suối, quy định việc sử dụng, huy động dung tích hồ trong các trường hợp khẩn cấp (hạn hán thiếu nước, ngập lụt, xâm nhập mặn,…);
- Sửa đổi, bổ sung Điều 58 về Giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo hướng sửa tên điều thành Giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước; nội dung giám sát, trách nhiệm giám sát và kết nối dữ liệu giám sát của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước theo hướng tự động liên tục hoặc định kỳ đảm bảo giám sát KTSD nước của công trình; hoạt động quan trắc tài nguyên nước được quy định trong Điều 12 hoạt động điều tra cơ bản TNN.
Tại
Chương V. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, gồm 6 điều (từ Điều 63 đến Điều 68), có những nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:
- Sửa đổi bổ sung Điều 65. Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo theo hướng quy định trách nhiệm của Bộ TNMT và Bộ ngành, UBND các cấp trong tổ chức thực hiện phòng chống hạn, thiếu nước và thiếu nướ nghiêm trọng; quy định Phòng, chống lũ, lụt, ngập úng nhân tạo; bổ sung quy định về đối tượng và nội dung về thu trữ nước mưa và việc sử dụng nước mưa tại các khu vực thường xuyên hạn hán thiếu nước và vùng thường xuyên ngập lụt; quy định cơ chế, chính sách trong việc thu trữ nước mưa; trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thu trữ nước mưa.
- Sửa đổi bổ sung Điều 6 về Phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông và sửa lại tên điều thành Bảo vệ lòng bờ bãi sông, hồ trong đó quy định quy định phạm vi bảo vệ nguồn nước và việc quản lý các hoạt động trong phạm vi này; quy định cụ thể các tiêu chí khoanh định khu vực cấm, tạm cấm khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông.
Tại
Chương VI. Công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảo vệ và phát triển nguồn nước, gồm 6 điều (từ Điều 69 đến Điều 74), có những nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:
- Sửa đổi tên chương “Tài chính về tài nguyên nước” thành “Công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảo vệ, phát triển nguồn nước” với mục tiêu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các công cụ kinh tế về tài nguyên nước hướng đến tính đúng, tính đủ giá trị tài nguyên nước và làm rõ các nguồn lực cho bảo vệ, phát triển tài nguyên nước trong đó ưu tiên thúc đẩy các hoạt động xã hội hoá.
- Bổ sung mới Điều 70 về Chính sách thuế, phí và các khoản nộp ngân sách nhà nước về tài nguyên nước theo hướng quy định về Thuế về tài nguyên nước, thuế áp dụng đối với sản phẩm, hàng hoá mà việc sử dụng gây tác động xấu đến nguồn nước, Phí tài nguyên nước.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 71 về Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo hướng quy định bổ sung cụ thể đối tượng phải nộp tiền cấp quyền khai thác nước và quy định tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được ưu tiên sử dụng cho các hoạt động về bảo vệ, phát triển nguồn nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền, được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Bổ sung mới Điều 72 về dịch vụ liên quan đến tài nguyên nước, trong đó quy định cụ thể các dịch vụ liên quan đến tài nguyên nước, nguyên tắc chi trả dịch vụ.
- Bổ sung mới Điều 73 về nguồn lực cho bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, trong đó quy định rõ các nguồn lực để thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn nước; làm rõ các hoạt động ưu tiên xã hội hoá, chính sách xã hội hoá trong bảo vệ, phát triển tài nguyên nước.
- Bổ sung mới Điều 74 về Xã hội hóa trong bảo vệ, phát triển, phục hồi nguồn nước, trữ nước theo hướng quy định Các hoạt động được khuyến khích sử dụng nguồn vốn xã hội hoál; điều kiện Tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các dự án xã hội hoá trong bảo vệ và phát triển nguồn nước; quy định trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh trong tổ chức thực hiện.
Tại
Chương VII. Quan hệ quốc tề về tài nguyên nước, gồm 4 điều (từ Điều 75 đến Điều 78), có những nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:
- Sửa đổi bổ sung Điều 75 về Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước, sửa lại tên điều thành Nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên nước và sửa đổi một số nội dung khác.
- Sửa đổi bổ sung Điều 76 về Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia, trong đó bổ sung thêm quy định về thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, tham gia.
- Sửa đổi bổ sung Điều 77 về Hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước, sửa lại tên điều thành Hợp tác quốc tế về tài nguyên nước và sửa bổ sung một số nội dung khác.
- Sửa đổi bổ sung Điều 78 về Giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia, trong đó có sửa đổi một số nội dung về tranh chấp, bất đồng về chủ quyền trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra giữa các nước có chung nguồn nước trong đó có Việt Nam được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình, phù hợp với thông lệ, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.
Tại Chương VIII. Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước, gồm 5 điều (từ Điều 79 đến Điều 82), có những nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:
- Sửa đổi bổ sung Điều 79 Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó quy định trách nhiệm của Bộ TNMT và các Bộ, ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, và các bộ ngành khác.. đảm bảo tránh chồng chéo, giao thoa trong quản lý về nguồn nước và khai thác, sử dụng, bảo vệ và phòng chống tác hại do nước gây ra.
- Sửa đổi bổ sung Điều 71 Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Uỷ ban nhân dân các cấp, trong đó quy định trách nhiệm cua UBND cấp tỉnh, cấp huyện, ngoài ra bổ sung trách nhiệm của UBND cấp cấp xã trong việc thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước.
- Sửa đổi bổ sung Điều 81 về Điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông theo hướng quy định các hoạt động sau đây trên lưu vực sông cần được điều phối, giám sát và Trách nhiệm điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
- Sửa đổi bổ sung Điều 82 về Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và đăng ký khai thác, sử dụng nước theo hướng quy định thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và đăng ký khai thác, sử dụng nước.
- Bỏ Điều 74 về Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước trong dự thảo Luật sửa đổi.
Tại
Chương IX. Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước, gồm 2 điều (từ Điều 83 đến Điều 84), quy định những nội dung về: Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước (Điều 83); Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước (Điều 84). Trong đó kế thừa giữ nguyên các điều.
Tại
Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 4 điều (từ Điều 85 đến Điều 87) quy định những nội dung về: Hiệu lực thi hành (Điều 85); Điều khoản chuyển tiếp (Điều 86); Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành (Điều 87).