Theo đó, Công văn đề nghị các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và các địa phương thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức quán triệt, phổ biến, truyền thông về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Đề án 279 đến các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi quản lý bằng hình thức phù hợp; chủ động ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 279 hoặc lồng ghép trong kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị, trong đó xác định đầy đủ nhiệm vụ, giải pháp và phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan và điều kiện bảo đảm thực hiện. Đồng thời, thực hiện rà soát, bố trí nguồn lực bảo đảm cần thiết cho việc thực hiện Đề án 279; chỉ đạo lồng ghép kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 279 có chung mục tiêu, đối tượng, nội dung với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025; bố trí kinh phí riêng đối với các nhiệm vụ khác; triển khai tổng thể, đồng bộ, toàn diện Đề án 279 từ trung ương đến cơ sở.
Bên cạnh đó, để có cơ sở thực hiện đánh giá, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và các địa phương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án 279; tôn vinh, khen thưởng các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, các tổ chức, cá nhân tích cực, có nhiều đóng góp trong công tác PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS&MN, nhất là các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luât.
Công văn đề nghị bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương báo cáo kết quả thực hiện Đề án hàng năm (tổng hợp chung trong Báo cáo công tác tư pháp hằng năm) gửi về Bộ Tư pháp (qua Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật) để tổng hợp./.
Thùy Nhung
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật