Liên kết website

Nghị định số 40/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

02/06/2015

Ngày 27/4/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/ 11/ 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

 

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Nghị định này không điều chỉnh đối với động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ.

Nghị định đã bổ sung dịch vụ môi trường rừng bao gồm: a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

Nghị định cũng bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng; buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng; buộc chi trả đy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả; buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết.

Hình thức phạt tiền từ 400 triệu đến 500 triệu đồng được bổ sung so với Nghị định số 157/2013/NĐ-CP đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc trường hợp: “Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị trên 100 triệu đồng.” Bên cạnh đó, Nghị định cũng bãi bỏ Khoản 2 Điều 7 (áp dụng xử phạt vi phạm hành chính), Khoản 5, Khoản 6 Điều 24 (vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản).

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 20/6/2015.

Các tin đã đưa ngày: